DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 106

dung ra hết khó khăn. Chỉ sau khi thi công tuyến X42 thì các
câu hỏi về điều kiện thi công, đường chuyển ống mới được đặt
ra một cách đầy đủ. Khi đặt cho hết các tình huống mới thấy
thật khó xử. Lực lượng thi công thì đang triển khai rất rầm rộ
và thúc sau lưng. Bây giờ phải làm sao đây? Hồng lấy bút chì đỏ
khoanh khu vực hiểm trở mà đường giao liên đã cách xa đường
ô tô, rồi tự nhủ: Phải đi lại thực địa mới kết luận được.

Sáng hôm sau, Hồng dẫn tổ khảo sát đi dọc tuyến đường

giao liên.

Đường giao liên trên Trường Sơn là đường mòn cho những

đoàn quân đi từ Bắc vào Nam và ngược lại. Các đơn vị từ
những tốp nhỏ cán bộ Dân Chính Đảng đến các Trung đoàn, sư
đoàn đều đi theo tuyến đường này vào các chiến trường.
Những người đi vào Nam đều có một từ chung là "đi B". Vì là
đường cho hàng ngàn, hàng vạn người đi nên lối mòn được
phát rộng ra, lên dốc có bậc, qua vách núi có thang. Qua suối
sâu có cầu. Những chiếc cầu giao liên có khi chỉ là một thanh
gỗ có tay vịn. Qua khe sâu có khi là những chiếc cầu treo bằng
các sợi song mây. Dọc đường giao liên có các trạm giao liên.
Trạm giao liên đánh dấu một cung đường hành quân của bộ
đội. Trạm giao liên được bố trí bên các bờ suối kín đáo. Gần
trạm bao giờ cũng có bãi rộng cho quân nghỉ lại, gọi là bãi
khách. Bãi khách có nhiều cây thuận tiện cho mắc tăng(*)
võng. Người ta đắp sẵn các bếp Hoàng Cầm(**) cho bộ đội nấu
cơm. Các trạm giao liên thường có điện thoại để liên lạc với cấp
trên, có quân y và có cả nhà bếp để phục vụ các đoàn khách đặc
biệt.

(*) Tăng của bộ đội thời chiến tranh chống Mỹ là một

mảnh ni lông rộng chừng 1,5m, dài 2m, có dán thêm xung
quanh một số tai để có thể căng rộng hẹp tùy ý. Chiếc tăng này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.