DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 107

có thể làm mái trên võng ngủ đêm mưa, có thể quàng thay áo
mưa, trùm kín cả ba lô và súng lúc hành quân. Khi người lính
hy sinh, nó thường trở thành vải liệm.

(**) Loại bếp do Hoàng Cầm sáng chế ra từ chiến dịch Điện

Biên Phủ, có tác dụng khi đun nấu khói không bốc lên cao mà
tản trên mặt đất khiến máy bay địch không phát hiện được.

Con đường giao liên ở đây thoạt trông thật là mơ mộng.

Đường đi dưới tán rừng già, qua những dòng suối trong vắt,
ẩm ướt. Sáng sớm, tiếng chim hót râm ran, bầy khỉ líu tíu gọi
nhau chuyền từ cành này sang cành khác. Những bông hoa
rừng trên vách núi đỏ vàng muôn sắc. Tuy nhiên, khi nhìn
những đoàn người trên tuyến giao liên mới hiểu hết nỗi nhọc
nhằn. Những đoàn quân từ Bắc vào mang theo súng, đạn, gạo,
nồi niêu lỉnh kỉnh. Những người lính đã qua hàng trăm cây số
đi bộ vượt đèo, vượt dốc, dù với tuổi trẻ và khí thế hăm hở của
những người tình nguyện ra mặt trận, thì sự vất vả, chịu đựng
cũng hiện lên trên nét mặt. Trong số họ, có những người đã
bắt đầu lên cơn sốt rét, đồng đội mang giúp súng đạn, còn họ
chống gậy run rẩy bám theo đoàn. Người nào không đủ sức thì
nằm lại trạm giao liên hoặc một trạm quân y trên đường, hồi
sức lại đi tiếp. Những người trong Nam ra thường là thương
bệnh binh, nước da xanh tái vì sốt rét hoặc chân tay còn băng
bó. Họ sẽ phải chiến đấu để thắng từng cung đường bằng nghị
lực của mình.

Trên tuyến giao liên, nói chung cứ đi một giờ lại nghỉ mười

phút. Ngọc và các bạn nhận ra quanh mình đầy truyền đơn rải
từ trên máy bay. Họ tò mò đọc những lá truyền đơn đó. "Các
bạn cán binh Bắc Việt. Các bạn đã đi vào vùng oanh tạc của
pháo đài bay B52. Các bạn nhớ cho, tất cả những nơi B52 ném
bom rải thảm thì không còn một sinh vật nào sống sót...". Bên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.