nắm chắc tuyến thì phải ở lại để hướng dẫn thi công. Nghe thì
thấy hợp lý, nhưng Quang thừa hiểu đó là lập luận tốt nhất để
Ka không phải ra trọng điểm. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa
là đến Tết, đó là thời hạn muộn nhất phải có xăng ở kho Na
Tăng. Việc thi công tuyến tránh phải chạy đua từng giờ, từng
ngày. Để giữ bí mật tuyến tránh, ống chuyển lên tuyến phải vác
từ xa. Những chỗ bom phát quang thì dùng chính các cành
khô, cây đổ ngụy trang đường vác ống. Trên tuyến cũ, các ống
thủng, hỏng sẽ để lại nghi trang. Chúng được nối với nhau nửa
kín, nửa hở. Nếu bom đánh, hôm sau lại làm như tuyến đã
được khắc phục. Mặc dù ở tuyến cũ, khi thi công, đường được
sửa sang để người vác ống có thể đi được, nhưng sau hàng chục
trận B52, bổ nhào, không còn có thể nhận ra lối đi nữa. Đá bị
cày xới, đập vỡ, tả tơi thành lớp bụi dày. Cây bị băm, bị chặt
ngổn ngang khiến người đi không đã khó, huống chi vác chiếc
ống dài sáu mét để chuyển lên tuyến tránh.
Hang Dơi là nơi tuyến cũ rẽ sang tuyến mới. Những tán cây
cổ thụ che chở cho ô tô vào tận cửa hang. Hang trở thành nơi
cất giấu vật tư, bãi trước hang trở thành chỗ sửa xe. Gần đó là
một kho xăng do một tổ nữ Thanh niên xung phong bảo vệ.
Những phuy xăng quý giá được để trong hầm có nắp hoặc
không nắp rải rác dưới tán rừng. Chính nhờ vị trí thuận lợi mà
xe chở ống và phụ kiện vào được tận nơi để từ đây có thể vác
ống lên tuyến mới. Một buổi sáng rực nắng, nhóm kỹ sư Ka,
Danh, Quang cùng Đại đội trưởng Thọ đang chỉ huy chuyển
ống lên tuyến mới lắp ráp thì bỗng chiếc Tàu Càng bắn một quả
đạn khói xuống khu vực kho xăng, và ngay sau đó là những
trận bom rung chuyển: bom sát thương, bom phát quang, bom
bi, rocket. Những phuy xăng trúng bom nổ tung, lửa bốc ngùn
ngụt. Nhữn thân cây cổ thụ bị bom phạt ngang đổ rào rào. Khu
rừng như bị nung nóng lên hàng trăm độ. Bụi và khói bom
nồng nặc, tức thở. Dứt tiếng bom, họ nghe bốn phát súng báo