để giấu ống thật khó khăn. Bom đánh hàng ngày, những hố
bom đánh trúng đường có khi không lấp xuể. Những lúc ấy,
lính công binh thường nắn con đường đi chệch sang bên cạnh.
Làm đi làm lại như thế cả trọng điểm chằng chịt những lối
ngang, lối dọc. Hôm trước, Thục cử một cán bộ trung đội dẫn
xe ống vào vị trí tập kết. Khi đi, anh ta đã quan sát rất cẩn
thận, vẽ sơ đồ và các điểm đánh dấu. Khi trở về, bom cày xới
tung hết mọi thứ. Xe đi đêm, lại không bật đèn, chỉ có đèn gầm
rọi lên phía trước vài mét một thứ ánh sáng yếu ớt. Đến giữa
trọng điểm, anh ta hoàn toàn mất phương hướng. Những
người lính lái xe chở ống cảm thấy mình đang đứng chờ bom
rơi xuống đầu. Trên tuyến Trường Sơn, khi bị máy bay phát
hiện, những chiếc xe tải có thể liều mạng dấn hết ga chồm qua
các ổ trâu, ổ voi để tránh các loạt bom từ trên máy bay đuổi
theo. Tuy nhiên khi chở ống trên lưng thì chiếc xe trở nên
kềnh càng và khó cơ động vì những chiếc ống thò ra phía sau
hơn hai mét, khiến cho trọng tâm xe lui sâu về phía sau. Trên
đường gập ghềnh mà lái không vững, xe có thể đổ hoặc sa
xuống hố bom.Trong cơn hoảng loạn, một lái xe đã túm áo
người trung đội trưởng gào lên: Ông định giết chúng tôi hay
sao? Đại đội trưởng xe gạt anh ta ra: "Bình tĩnh đi, bom đánh
ác liệt thế này, đường mỗi lúc một khác. Có ai muốn thế đâu".
Nói rồi, anh hỏi trung đội trưởng đường ống: Kinh nghiệm của
tôi là công binh chưa báo tắc đường thì mình cứ theo chỗ nào
nhiều vết bánh xe nhất mà đi. Phía trước có một vệt đường khá
rõ. Hình như ở đó có một lạch nước nhỏ, anh có nhận ra
đường không?". Trước sự bình tĩnh của Đại đội trưởng xe, anh
bộ đội đường ống tĩnh tâm lại, và nhận ra hướng đi. Đoàn xe
theo đó vượt qua trọng điểm trước khi một loạt bom tọa độ cắt
đứt đường. Suốt quá trình thi công, Thục phải bố trí người
nằm ở khu vực trọng điểm, ghi chép quy luật và thủ đoạn đánh
phá của địch để chọn thời điểm đưa bộ đội ra đào rãnh, lắp
ống. Gọi là quy luật, nhưng rất tương đối. Bom tọa độ và