DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 224

chạy dài hàng cây số. Ngọc ngán ngẩm nhìn quang cảnh ngổn
ngang xơ xác. Không thể đưa đường ống vào vùng chết chóc
như thế này. Về đến Công trường, Ngọc trút bộ quần áo bê bết
bùn đất, trải tấm bản đồ lên sạp. Chẳng lẽ lại bó tay. Tại sao
mình cứ vạch tuyến chỗ nào là bị đánh chỗ ấy? Liệu khu vực
này có một tổ thám báo địch hoạt động? Hay chỉ thuần túy là
sự phán đoán của không quân địch? Bây giờ muốn thoát ra, chỉ
có cách chọn chỗ nào thật bất ngờ. Ngọc nhìn dãy núi từ cao
điểm 1001 đổ xuống sông Sê Bang Hiêng. Đây rồi: cao điểm 911.
Có một đường phân thủy từ ngã ba suối Ra Vơ lên tận đấy. Rồi
từ cao điểm này, lại lại có một phân thủy dốc xuống bản Na.
Đây là con đường cách ly hoàn toàn với khu vực bom B52 đang
cày xới. Với đỉnh cao như thế này, người Mỹ sẽ không thể ngờ
đường ống có thể leo lên đó. Ngọc đo đạc lại quãng đường, độ
cao, tính toán lại. Trạm bơm B3 không thể vượt qua đỉnh 911,
nhưng nếu dịch xuống chừng ba bốn mươi mét thì có thể được.
Có điều áp lực tuyến ở khu vực suối Ra Vơ sẽ luôn ở giới hạn an
toàn vận hành theo lý thuyết. Thôi đành vậy. Ngọc nhớ tới lời
bác Bảo: Ở Trường Sơn, ta phải luôn sẵn sàng nghĩ tới những
điều sách vở chưa nói tới.

Như vậy là đã gần hai tháng quần nhau với bom đạn, tuyến

đường ống vẫn chưa thể vượt qua dãy núi bờ nam suối Ra Vơ.
Tiểu đoàn 66 và Tiểu đoàn 73 đã có cán bộ lo lắng: Liệu có bắc
được đường ống vào chiến trường không khi mà địch đã tập
trung mọi hỏa lực ngăn chặn quyết liệt? Thương vong ngày
càng tăng. Mưa rừng, đói, sốt rét, những người lính dường
như đã kiệt sức.

Đặt máy điện thoại xuống, Trung tá Quang Trung, Binh

trạm trưởng Binh trạm 90 đăm chiêu nhìn lên tấm bản đồ
tuyến vận tải Trường Sơn. Từ bản Vát đến LB xa quá, lại phải
qua biết bao nhiêu trọng điểm. Từ Q200 vào đến bản Cọ chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.