trước gia cảnh của đồng đội: Một căn nhà lá lụp xụp, xơ xác.
Trong nhà không có thứ gì đáng giá quá năm ngàn đồng, lại
đang nợ hợp tác xã một triệu đồng. Mảnh ruộng nhà chỉ đủ cho
họ ăn trong năm tháng. Để bù đắp thiếu hụt, nuôi ba đứa con
gái tật nguyền, họ phải vào rừng kiếm củi, đào củ mài hoặc đi
làm thuê làm mướn. Ban Liên lạc quyên góp được một triệu
đồng hỗ trợ vợ chồng anh. Cũng sau bài báo đó, Công đoàn báo
Lao động - Xã hội quyên góp được bốn trăm ngàn đồng, nhờ Lê
Trọng chuyển. Lê Trọng nói: Chúng tôi chuyển chỉ là tư cách
đồng đội giúp nhau. Nếu các đồng chí chuyển số tiền này qua
Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện, từ đó chuyển về
xã, thì số tiền dù nhỏ, vẫn mang ý nghĩa của một tổ chức, có
thể tạo nên hiệu quả lớn hơn. Tòa báo đã làm như vậy. Đúng
như mong muốn của Lê Trọng. Mấy tháng sau, ông nhận được
thư của Sầm báo ba cháu đã được Phòng Lao động - Thương
binh -Xã hội huyện cho đi học chữ nổi, và có một nhà hảo tâm
đã tài trợ cho con gái họ mổ mắt. Phấn khởi trước kết quả công
việc đã làm, Ban Liên lạc lại cùng nhau quyên góp thêm được
ba triệu đồng gửi vào cho họ. Sáu tháng sau, Sầm báo tin cháu
lớn đã được mổ mắt, bây giờ mắt đã sáng hoàn toàn. Lê Trọng
và mấy anh em trong Ban Liên lạc muốn tận mắt chứng kiến
niềm vui đó của đồng đội.
Buổi tối, Lê Trọng cùng mọi người nghỉ lại nhà của Hồ,
chiến sĩ của Tiểu ban Kỹ thuật Trung đoàn 952. Căn nhà của
Hồ khiêm nhường nằm ở ven một cánh rừng phía tây huyện
Quỳnh Lưu. Được các thủ trưởng cũ ghé thăm, vợ chồng tíu tít
làm cơm mời khách. Sau bữa cơm, họ ngồi tâm sự bên chén
trà. Hồ trầm tư kể về những đồng đội cũ:
- Đa số họ đều nghèo, và mỗi người một hoàn cảnh. Có một
anh bạn, sau năm năm trở về, gần như ngất đi khi biết vợ đã có
con với bố mình. Người vợ đã quỳ lạy, xin được tha thứ: " Anh