DÒNG SÔNG MANG LỬA - Trang 595

đoàn, tôi trở lại nơi đặt đội điều trị của bộ đội cao xạ tìm lại mộ
nó. Hài cốt của Quỳnh đã được quy tập, chiếc chăn dù chôn
cùng nó bị bỏ lại bên huyệt, tôi đã mang chiếc chăn đó về đưa
cho mẹ nó. Từ bấy đến nay, tôi chưa tìm thấy mộ nó ở đâu. Mỗi
lần đến thăm nhà nó, thắt lòng khi thấy người mẹ già cứ ôm
chiếc chăn mà khóc.

Lê Trọng nói:

- Có lẽ nơi cần tìm kỹ nhất là Nghĩa trang Trường Sơn. Các

cậu hãy cố gắng. Với anh em mình, có cố gắng bao nhiêu cũng
không đủ đâu.

Ngọc nhấp chén trà, nói tiếp mạch về những người đồng

đội:

- Tuyến đường ống chúng ta xuyên suốt dãy Trường Sơn.

Biết bao vùng địch rải chất độc da cam. Thêm vào đó, môi
trường xăng chì độc hại cũng góp phần để di chứng cho những
người lính. Không chỉ thế hệ này, mà còn thế hệ sau. Nhiều lúc
tôi giật mình vì tỷ lệ nhiễm độc trong anh chị em mình lớn
quá. Trong chiến tranh, do thiếu hiểu biết, do thiếu các
phương tiện phòng hộ nên ta cứ vô tư trước hiểm nguy.
Trường hợp của kỹ sư Danh và nhân viên khảo sát Lâm Vinh,
thật đau lòng. Gần một tháng trời khảo sát tuyến ở khu vực A
Lưới, họ vô tư nấu ăn, uống nước suối và những đìa nhỏ trong
rừng. Sau này, có dịp vào đó công tác, khi đọc những biển cảnh
báo: Chú ý! Đây là vùng bị nhiễm chất độc Đioxin, được nghe
người dân kể về những khu Rừng Ma, tôi mới hiểu nguyên
nhân của những nỗi đau mà các anh ấy gánh chịu: Lâm Vinh
đã qua đời, để lại hai đứa nhỏ tật nguyền, còn kỹ sư Danh thì
vất vả vì cô con gái bị thần kinh suốt ngày đập phá. Lần giỗ đầu
của Lâm Vinh, Đào Văn Quốc thay mặt anh em dâng hương
trước di ảnh, và nói: "Lâm Vinh ơi, hầu hết anh em trong Tiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.