ơi. Cưới nhau chỉ một tuần thì anh đi. Ở nhà chỉ nàng dâu và
bố chồng vò võ sống cùng nhau trong một căn nhà chật hẹp,
chẳng nhận được tin tức gì của anh. Cả hai đều đã cố gắng, cố
lắm mà vẫn phạm tội với anh. Bây giờ em biết em có chết cũng
không xứng đáng với anh, nhưng xin anh hãy thương lấy cháu
nhỏ, thương người cha đã mười mấy năm gà trống nuôi con để
anh nên người". Anh đau đớn định phá tan hoang căn nhà cho
hả giận, nhưng rồi trấn tĩnh lại, anh nhận ra người cha ăn năn
xấu hổ đang ngồi như một pho tượng vô hồn. Ông ta cường
tráng, tuổi chỉ năm mươi, sống trong một ngôi nhà chật hẹp
với cô con dâu trẻ. Còn anh thì năm năm trời chỉ viết về vài lá
thư. Chiến trường ác liệt, thư đã không đến được tay họ.
Không biết nói gì, anh lẳng lặng khoác ba lô đi vào rừng. Anh
dựng một cái lán nhỏ bên bờ suối, đi hái củi, bẫy chim mang ra
chợ bán sống qua ngày. Vất vả lắm chúng tôi mới tìm được chỗ
anh ấy ở. Chúng tôi khuyên anh hãy tha thứ và trở về. Anh lắc
đầu nói: Chúng mày hãy để im cho tao. Xem thử thời gian có
giúp tao nguôi ngoai nỗi đau không đã.
Câu chuyện Hồ kể đã trùm lên một không khí nặng nề.
Những người lính đường ống Trường Sơn năm xưa hiểu rằng
nỗi đau của đồng đội họ thật muôn màu, muôn vẻ. Hồ lại kể:
- Những ngày trong ấy, chúng ta chôn đồng đội thường rất
đơn sơ: Họ tên liệt sĩ viết bằng hắc ín hay dùng dao khắc lên
một tấm bia bằng hòm đạn hay một khúc gỗ được vạt phẳng.
Thời gian trôi đi, mưa gió đã làm mục nát bia mộ, hoặc bom
đạn cày xới để thi thể các anh lại lẫn vào trong đất. Họ trở
thành liệt sĩ vô danh. Ngay cả những người được chôn tập
trung quanh các đội phẫu thuật, các đội điều trị thì khi quy tập
về nghĩa trang, nhiều trường hợp cũng không xác định được
danh tính. Cậu Quỳnh ở trạm bơm B6, chính tay tôi chôn. Vậy
mà ngay sau khi chiến tranh kết thúc, theo lệnh của Trung