Một tờ tiền "mặt xám" của phe Liên hiệp: đồng 5 đô la của bang
Louisiana
Nếu miền Nam vẫn giữ được New Orleans cho tới sau vụ thu hoạch, khi
bông đã lên tàu sang châu Âu, thì họ vẫn có thể bán được hơn 3 triệu bảng
trái phiếu bông ở London. Khi đó thì có thể ngay cả nhà Rothschild vốn e
ngại rủi ro cũng sẽ rời khỏi ngã ba đường tài chính mà họ đang đứng.
Nhưng trên thực tế, nhà Rothschild cho rằng món nợ của công ty Erlanger
này "quá mang tính đầu cơ và rất có thể sẽ hấp dẫn tất cả những nhà đầu cơ
ngồng cuồng nhất... chúng tôi không nghe nói tới người đáng kính nào có
liên quan tới vụ này cả."
Phe Liên hiệp đã chơi quá tay. Họ đã tắt van
bông nhưng sau đó mất khả năng mở van trở lại. Tới năm 1863, các nhà
máy ở Lancashire đã tìm thấy những nguồn cung cấp bông mới ở Trung
Quốc, Ấn Độ và Ai Cập. Và lúc này, các nhà đầu tư đã nhanh chóng mất
lòng tin vào các trái phiếu do bông bảo đảm của miền Nam. Những hậu quả
đối với nền kinh tế phe Liên hiệp quả là thảm họa.
Với việc thị trường trái phiếu trong nước cạn kiệt và chỉ có hai khoản
vay không đáng kể từ nước ngoài, chính phủ Liên hiệp buộc phải in tiền
giấy không được bảo đảm để trả cho chi phí chiến tranh và các chi phí khác,
với tổng số tiền in ra trị giá 1,7 tỷ đô la. Đúng là cả hai phe trong nội chiến
đều phải in tiền. Nhưng tới cuối chiến tranh, đồng đô la "mặt xanh" của phe
Liên bang vẫn còn có giá tương đương 50 xu tiền vàng, trong khi đó đồng
đô la "mặt xám" của phe Liên hiệp chỉ còn giá 1 xu, bất chấp nỗ lực cải
cách tiền tệ vô vọng vào năm 1864.
Tình hình còn tồi tệ hơn nữa do
các bang và các chính quyền thành phố ở miền Nam có thể tự in tiền giấy
của riêng mình; và còn do tình trạng tiền giả tràn lan, bởi tiền giấy phe Liên