không trả được nợ cho các khoản vay phát hành tại London chỉ vài năm
trước đó.
Trên nhiều khía cạnh, thị trường trái phiếu quả thực có thế lực. Tới cuối
thế kỷ 19, nước nào không trả được nợ là phải chịu nguy cơ trừng phạt kinh
tế, bị nước ngoài áp đặt quyền kiểm soát lên nền tài chính của mình, và
thậm chí trong ít nhất năm trường hợp còn gặp phải can thiệp quân sự của
nước ngoài.
Cập năm 1882 nếu như chính phủ Ai Cập không đe dọa phá vỡ cam kết với
các chủ nợ trái phiếu châu Âu, trong đó có cả Gladstone. Đặt một "thị
trường mới nổi" trong sự che chở của Đế chế Anh là cách chắc chắn nhất để
loại bỏ rủi ro chính trị khỏi các mối bận tâm của nhà đầu tư.
Ngay cả
những nước nằm ngoài Đế chế cũng có nguy cơ bị tàu chiến viếng thăm nếu
các nước này không trả nợ, như trường hợp của Venezuela năm 1902, khi
một đoàn tàu chiến do các nước Anh, Đức và Italia phối hợp đã phong tỏa
tạm thời các hải cảng của nước này. Nước Mỹ đặc biệt hào hứng (và có hiệu
quả) trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ trái phiếu ở Trung Mỹ và vùng
Caribê.
Nhưng ở một khía cạnh cốt yếu, thị trường trái phiếu lại rất dễ đổ vỡ.
Các nhà đầu tư ở khu City của London, thị trường tài chính quốc tế lớn nhất
thế giới trong suốt thế kỷ 19, tuy giàu có nhưng không đông đảo. Vào đầu
thế kỷ 19, số chủ trái phiếu ở Anh có lẽ chưa đến 250.000 người, chỉ
khoảng 2% dân số. Thế nhưng tài sản của họ nhiều hơn hai lần tổng thu
nhập quốc dân của toàn nước Anh; và thu nhập của họ chiếm khoảng 7%
thu nhập quốc dân. Năm 1822, khoản thu nhập này - tiền lãi trên trái phiếu
chính phủ - chiếm gần một nửa tổng chi tiêu công cộng, trong khi hơn hai
phần ba nguồn thu từ thuế là từ thuế gián thu và do đó sẽ đánh vào tiêu
dùng. Cho tới năm 1870, các tỷ lệ này vẫn ở mức một phần ba và hơn một
nửa. Khó lòng có thể nghĩ ra được một hệ thống tài khóa nào có tính lũy
thoái hơn thế, với các khoản thuế đánh vào nhu cầu thiết yếu của đa số
người dân được sử dụng để trả lãi cho một thiểu số rất ít người. Không có gì
ngạc nhiên khi những người theo phái Cấp tiến như William Cobbett đã