1. Chiến tranh không chỉ dẫn tới thiếu hụt hàng hóa mà còn dẫn tới
2. việc vay mượn ngắn hạn của chính phủ từ ngân hàng trung ương;
3. những khoản vay này trên thực tế biến nợ thành tiền mặt, do đó làm
tăng cung tiền;
4. gây ra kỳ vọng của công chúng là lạm phát sẽ tăng và làm giảm nhu
cầu nắm giữ tiền mặt;
5. và giá cả hàng hóa sẽ tăng.
Tuy nhiên, lý thuyết tiền tệ thuần túy không thể giải thích tại sao tiến
trình lạm phát lại xảy ra nhanh hơn nhiều hay nặng hơn nhiều ở nước này
so với nước khác. Nó cũng không thể giải thích tại sao hậu quả của lạm
phát lại rất khác nhau giữa các nước. Nếu cộng lại toàn bộ chi tiêu công của
các cường quốc tham chiến chủ yếu trong giai đoạn từ năm 1914 tới 1918
thì Anh chi tiêu nhiều hơn Đức và Pháp tiêu nhiều hơn hẳn Nga. Tính theo
đơn vị đô la, nợ công của Anh, Pháp và Mỹ tăng cao hơn nhiều so với Đức
trong giai đoạn từ tháng 4/1914 tới 3/1918.
lưu hành đã tăng nhanh hơn ở Đức trong giai đoạn 1913-1918 (1.040%) so
với ở Anh (708%) hay Pháp (386%), nhưng ở Bulgaria, con số này là
1.116% và ở Romania là 961%.
So với năm 1913, giá bán sỉ vào năm
1918 đã tăng nhanh hơn ở Italia, Pháp và Anh so với ở Đức. Chỉ số giá sinh
hoạt ở Berlin năm 1918 cao hơn 2,3 lần so với mức trước chiến tranh; ở
London chỉ số này cũng không khác mấy (hơn 2,1 lần).
chỉ có nước Đức lại rơi vào tình trạng siêu lạm phát sau Thế chiến thứ nhất?
Tại sao đồng mác bị suy giảm tới mức trở thành vô giá trị? Câu trả lời nằm
ở vai trò của thị trường trái phiếu trong nền tài chính trong và sau chiến
tranh.
Trong chiến tranh, tất cả các nước tham chiến đều phát hành trái phiếu
chiến tranh, thuyết phục hàng ngàn người tiết kiệm nhỏ lẻ vốn chưa bao giờ
mua trái phiếu chính phủ rằng đây là nghĩa vụ yêu nước của họ. Nhưng
không giống như Anh, Pháp, Italia và Nga, nước Đức không có khả năng
tiếp cận thị trường trái phiếu quốc tế trong thời gian chiến tranh (nước này
ban đầu đã từ chối thị trường New York và về sau thì bị thị trường này đóng