hiệp được làm một cách thô sơ và dễ bị bắt chước. Và khi tiền ngày càng
nhiều trong lúc hàng hóa ngày càng ít thì lạm phát sẽ bùng nổ. Giá cả ở
miền Nam tăng khoảng 4.000% trong thời gian Nội chiến.
cả ở miền Bắc chỉ tăng có 60%. Thậm chí trước khi lực lượng quân sự chủ
yếu của phe Liên hiệp tuyên bố đầu hàng vào tháng 4/1865 thì nền kinh tế
miền Nam đã sụp đổ, tình trạng siêu lạm phát như là tín hiệu báo trước sự
thảm bại.
Nhà Rothschild đã đúng. Những người đầu tư vào trái phiếu Liên hiệp
cuối cùng đều mất trắng do phe miền Bắc sau khi chiến thắng tuyên bố
không trả nợ cho phe miền Nam. Cuối cùng, cách duy nhất để tài trợ cho
chiến tranh của miền Nam là in tiền. Đây sẽ không phải là lần cuối cùng
trong lịch sử một cố gắng thúc đẩy thị trường trái phiếu mang lại kết quả là
lạm phát phi mã và thảm bại quân sự.
Cái chết êm dịu của Rentier
Số phận những người đánh mất cả tấm áo manh quần vì trái phiếu phe
Liên hiệp không phải điều gì quá khác thường trong thế kỷ 19. Nhà nước
Liên hiệp hoàn toàn không phải là chính quyền đầu tiên ở châu Mỹ đi đến
việc khiến các chủ nợ thất vọng; nó chỉ đơn thuần là kẻ phá nợ nằm ở xa
nhất về phương Bắc. Ở phía nam sông Rio Grande, những vụ vỡ nợ và phá
giá tiền tệ gần như đã thành chuyện hằng ngày. Những gì Mỹ Latin trải qua
trong thế kỷ 19 đã báo trước nhiều vấn đề gần như có mặt mọi nơi vào giữa
thế kỷ 20. Một phần điều này xảy ra vì tầng lớp xã hội có khả năng đầu tư
vào trái phiếu nhất - và do đó có lợi ích trong việc duy trì trả lãi đúng hạn
bằng một đồng tiền ổn định - tại nơi này yếu hơn ở các nơi khác. Một phần
khác là vì các nước cộng hòa Mỹ Latin nằm trong số những nước đầu tiên
phát hiện ra rằng họ có thể vỡ nợ mà không chịu hậu quả nhiều lắm khi có
một tỷ lệ đáng kể chủ nợ là người nước ngoài. Chẳng phải tình cờ mà cuộc
khủng hoảng nợ lớn đầu tiên của Mỹ Latin xảy ra rất sớm, từ năm 1826 tới
1829, khi Peru, Colombia, Chile, Mexico, Guatemala và Argentina cùng