ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 108

đồng mác xuống giá đã thúc đẩy xuất khẩu của nước Đức. Nhưng điều
người Đức bỏ qua là sự tăng trưởng kinh tế do lạm phát mang lại vào giai
đoạn 1920-1922, thời điểm kinh tế Mỹ và Anh đang ở dưới đáy của một
cuộc suy thoái sau chiến tranh, làm cho mức tăng nhập khẩu còn lớn hơn
thế, và do đó loại trừ đi áp lực kinh tế mà họ mong muốn tạo ra. Tận gốc rễ
của tình trạng siêu lạm phát ở Đức là một tính toán sai lầm. Khi người Pháp
nhận ra sự thiếu thành thực trong những hứa hẹn chính thức của Đức về các
khoản bồi thường, họ rút ra kết luận là phải thu nợ bằng vũ lực và tiến hành
xâm lược vùng sản xuất công nghiệp Ruhr. Người Đức phản ứng bằng cách
công bố bãi công toàn diện ("phản kháng thụ động") và tài trợ cho hoạt
động này bằng cách in thêm tiền giấy. Lúc bấy giờ tàn cục mang tên siêu
lạm phát đã tới.

Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ, như Milton Friedman đã nói. Nhưng

siêu lạm phát thì luôn luôn là một hiện tượng chính trị ở bất cứ đâu, theo
nghĩa nó không thể xảy ra nếu không có sự lệch lạc cơ bản trong nền kinh tế
chính trị của một quốc gia. Chắc chắn có những cách thức ít mang tính
thảm họa hơn nhằm giải quyết những đòi hỏi mâu thuẫn nhau của các chủ
nợ trong và ngoài nước đối với nền thu nhập quốc dân bị giảm sút của nước
Đức sau chiến tranh. Nhưng sự kết giữa bế tắc bên trong và phản kháng với
bên ngoài - sâu xa là bởi nhiều người Đức từ chối chấp nhận rằng đế chế
của họ đã bị đánh bại một cách công bằng - dẫn tới những hậu quả tồi tệ
nhất có thể: sự sụp đổ hoàn toàn của đồng tiền và nền kinh tế. Tới cuối năm
1923 đã có khoảng 4,97.10

20

mác được lưu hành. Đồng bạc hai mươi tỷ

mác được sử dụng hằng ngày. Tỷ lệ lạm phát hằng năm lên tới đỉnh là 182
tỷ phần trăm. Giá cả bình quân cao hơn 1,26 nghìn tỷ lần so với năm 1913.
Thực tế là cũng có những lợi ích ngắn hạn. Bằng cách không khuyến khích
tiết kiệm mà khuyến khích tiêu dùng, lạm phát gia tăng đã kích thích sản
lượng và việc làm cho tới quý cuối cùng của năm 1922. Đồng mác bị mất
giá đúng là đã thúc đẩy lượng xuất khẩu của Đức. Tuy nhiên sự sụp đổ năm
1923 gây ra hậu quả còn nặng nề hơn do thời gian trì hoãn. Sản xuất công
nghiệp sụt giảm xuống bằng một nửa mức năm 1913. Tại thời điểm cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.