ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 110

bị yếu đi và lãi suất cao kinh niên, bởi lẽ phải gộp vào đó một tỷ lệ đáng kể
bù đắp cho rủi ro lạm phát. Nhưng chính những hậu quả xã hội và chính trị
của siêu lạm phát ở Đức mới thực sự đáng buồn. Nhà kinh tế học người
Anh John Maynard Keynes từng lý luận vào năm 1923 rằng "cái chết êm
dịu của giới rentier" do lạm phát gây nên vẫn là kết quả đáng mong muốn
hơn so với tình trạng thất nghiệp lan tràn do giảm phát - "bởi vì trong một
thế giới nghèo đói, gây ra thất nghiệp còn tệ hơn làm giới rentier thất
vọng".

[163]

Tuy nhiên bốn năm trước đó, chính ông đã mô tả sinh động

những hậu quả tiêu cực của lạm phát:

Bằng cách tiếp tục quá trình lạm phát, các chính phủ có thể tịch thu, một

cách bí mật và khó quan sát, một phần quan trọng tài sản của các công
dân. Bằng cách đó, họ không chỉ tịch thu mà còn tịch thu một cách tùy ý; và
trong khi quá trình này khiến nhiều người trở nên nghèo đói thì nó lại làm
giàu cho một số người. Quá trình tái phân phối của cải tùy ý này không chỉ
đánh vào sự an toàn mà còn vào lòng tin ở tính công bằng trong việc phân
phối của cải hiện tại. Những người mà hệ thống mang lại lợi ích... trở
thành "những người trục lợi", đối tượng thù ghét của giai cấp tư sản, vốn
đã bị lạm phát làm bần cùng không kém giai cấp vô sản. Khi lạm phát vẫn
tiếp tục... tất cả các mối quan hệ lâu dài giữa chủ nợ và con nợ, vốn là nền
tảng cao nhất của chủ nghĩa tư bản, trở nên hoàn toàn mất trật tự tới mức
gần như là vô nghĩa...

[164]

Theo Keynes, chính Lenin đã nhìn ra rằng, "Để lật đổ nền tảng có sẵn

của xã hội, không có biện pháp nào tinh tế hơn, chắc chắn hơn là phá giá
đồng tiền." Không có ghi chép nào để lại cho thấy Lenin đã nói như vậy,
nhưng người đồng chí của ông là Yevgeni Preobrazhensky

[165]

quả thật đã

mô tả việc in tiền giấy là "khẩu súng máy của Bộ trưởng Tài chính nã đạn
vào hậu phương của hệ thống tư bản".

[166]

Ví dụ về nước Nga nhắc nhở rằng Đức không phải là nước thất trận duy

nhất phải hứng chịu siêu lạm phát sau Thế chiến thứ nhất. Cũng như các
nước Hungary và Ba Lan mới được độc lập, nước Áo cũng phải hứng chịu
các cuộc sụp đổ tiền tệ tồi tệ không kém trong khoảng thời gian từ năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.