hiện chiếm 75% toàn bộ tài sản của các quỹ phòng hộ; chỉ riêng mười quỹ
đứng đầu đã quản lý 324 tỷ đô la.
Song chỉ cần một kẻ lừa đảo thuộc
loại tầm thường cũng có thể kiếm được một đống tiền bằng cách lập ra một
quỹ phòng hộ, để nhận 100 triệu đô la từ những nhà đầu tư cả tín và tuân
theo chiến lược đơn giản nhất có thể sau:
1. Anh ta đem 100 triệu đô la mua các trái phiếu Kho bạc một năm với
lãi suất 4%.
2. Điều đó cho phép anh ta bán ăn 10 xu trên mỗi đô la các quyền chọn
có bảo đảm trị giá 100 triệu đô la, sẽ mang lại lợi nhuận nếu S&P 500 tụt
mất hơn 20% trong năm tới.
3. Anh ta nhận được 10 triệu đô la từ việc bán các quyền chọn và mua
thêm trái phiếu Kho bạc, cho phép anh ta bán thêm các quyền chọn trị giá
10 triệu đô la nữa, và mang lại thêm cho anh ta 1 triệu đô la.
4. Sau đó anh ta đi nghỉ một chuyến dài.
5. Đến cuối năm, xác suất S&P 500 không giảm 20% là bằng 90%, như
vậy anh ta không nợ nần gì với những người nắm giữ hợp đồng.
6. Anh ta thêm vào số tiền kiếm được của mình -11 triệu đô la từ việc
bán các quyền chọn cộng với 4% lãi từ 110 triệu đô la của trái phiếu Kho
bạc - một lợi nhuận ngon lành 15,4% trước khi khai trừ chi phí.
7. Anh ta bỏ túi 2% số vốn do mình quản lý (2 triệu đô la) và 20% lợi
nhuận nêu trên, chẳng hạn mức chuẩn là 4%, mang lại trên 4 triệu đô la lãi
thực.
8. Xác suất gần 60% là quỹ sẽ hoạt động một cách trơn tru trên cơ sở này
trong hơn năm năm mà không sợ S&P 500 giảm đến 20%, mà nếu trong
trường hợp đó thì anh ta sẽ kiếm được 15 triệu đô la ngay cả khi không có
thêm tiền mới chảy vào quỹ của anh ta, và thậm chí không cần phải tạo đòn
bẩy cho các vị thế của mình.
Liệu một cuộc khủng hoảng theo kiểu LTCM có tái diễn vào ngày nay,
mười năm sau - mà lần này trên một quy mô lớn và với sự dính líu của
nhiều quỹ phòng hộ mà đến mức không có khả năng giải cứu? Liệu các
ngân hàng của thế giới phương Tây ngày nay có bị ảnh hưởng bởi thiệt hại