và 1216 (ngay sau khi cuốn Liber Abaci của Fibonaccira đời), đặc biệt căm
ghét. Không thể đánh giá thấp sức mạnh của việc cấm kỵ này, cho dù nó
hẳn đã yếu đi vào thời Shakespeare.
Tại Duomo (nhà thờ lớn) ở Florence, có một bức tranh tường của
Domenico di Michelino vẽ cảnh nhà thơ vĩ đại người Florence, Dante
Alighieri cầm cuốn sách của mình có nhan đề Thần khúc. Như Dante từng
tưởng tượng trong khúc XVII của kiệt tác này, có một khu vực đặc biệt
trong vòng tròn thứ bảy của Địa ngục dành riêng cho những kẻ cho vay
nặng lãi:
Gương mặt họ hiện lên vẻ đau thương
Thỉnh thoảng họ lại đưa tay chống đỡ
Khi với cát nóng, khi với lửa tàn.
Không khác gì trong mùa hè, con chó
Dùng mõm, dùng chân để bảo vệ mình
Khỏi bị rận hay ruồi trâu cắn xé.
Lúc tôi đã nhìn kỹ mặt vài người
Trong số đang chịu cơn mưa lửa đó
Không nhận ra một ai, nhưng mà tôi
Thấy ở cổ mỗi người đeo một túi
Chứa đầy tiền, có màu sắc, in hình
Và mắt của họ hình như chỉ cúi.
Người Do Thái cũng không được phép cho vay lấy lãi. Nhưng có một
điều khoản thuận tiện trong sách Đệ nhị luật (hay Phục truyền luật lệ ký)
của Cựu Ước: "Với người ngoài thì người có thể cho vay lấy lãi; còn với
người anh em của người thì không được cho vay lấy lãi." Nói cách khác,
người Do Thái có thể cho vay lấy lãi một cách hợp pháp nếu đi vay là người
Kitô giáo, nhưng không thể làm thế với một người Do Thái khác. Cái giá
của việc làm như thế sẽ là sự loại trừ về mặt xã hội.