(Banque de France) được thành lập năm 1800 và Reichsbank của Đức được
thành lập năm 1875, Ngân hàng Nhật Bản vào năm 1882 và Ngân hàng
Quốc gia Thụy Sĩ vào năm 1907. Tại Anh, cũng như tại châu Âu lục địa, có
các xu hướng rõ rệt tiến tới tập trung hóa, được thể hiện bằng sự sụt giảm
số lượng các ngân hàng nông thôn từ mức cao nhất là 755 vào năm 1809
xuống chỉ còn 17 vào năm 1913.
Quá trình tiến hóa của ngành tài chính tại Mỹ lại rất khác. Tại đây, các
nhà lập pháp có vẻ dị ứng với ý tưởng để cho một số nhà tài chính có quyền
lực quá lớn. Họ đã hai lần hủy bỏ một ngân hàng trung ương từ khi còn
trứng nước (Ngân hàng Hoa Kỳ thứ nhất và thứ hai), và chỉ tới năm 1913
mới thông qua luật cho phép thành lập Hệ thống Dự trữ Liên bang. Cho tới
thời điểm này, nước Mỹ trên thực tế đã tham gia một thí nghiệm tự nhiên
với hệ thống ngân hàng hoàn toàn tự do. Đạo luật Ngân hàng Quốc gia năm
1864 giảm đáng kể các rào cản cho việc thành lập ngân hàng sở hữu tư
nhân, và quy định mức vốn thấp so với tiêu chuẩn châu Âu. Cùng lúc đó, lại
có những cản trở trong việc thành lập loại ngân hàng hoạt động xuyên qua
ranh giới các bang. Ảnh hưởng kết hợp của các quy định này là sự gia tăng
mạnh mẽ số lượng các ngân hàng toàn quốc và ngân hàng bang từ cuối thế
kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20, từ chưa đến 12.000 ngân hàng vào năm 1899
lên tới đỉnh cao là 30.000 ngân hàng vào năm 1922. Một số lượng lớn các
ngân hàng có vốn quá ít chính là tiền đề cho sự thiếu ổn định tài chính và
các cơn hoảng loạn, là đặc điểm thường thấy trong đời sống kinh tế Mỹ -
ngoạn mục nhất là Đại Suy thoái, khi một cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn
bị làm cho trầm trọng hơn thay vì được giảm nhẹ trong tay một cơ quan tiền
tệ mới có hơn mười lăm năm kinh nghiệm hoạt động. Sự ra đời của bảo
hiểm tiền gửi vào năm 1933 đã góp phần lớn làm giảm bớt sự dễ đổ vỡ của
các ngân hàng Mỹ trước những cuộc rút tiền ồ ạt. Tuy vậy, khu vực ngân
hàng vẫn hết sức manh mún cho tới tận năm 1976, khi Maine trở thành
bang đầu tiên hợp thức hóa hoạt động ngân hàng xuyên bang (interstate
banking). Mãi cho tới tận năm 1993, sau cuộc khủng hoảng của các ngân
hàng tiết kiệm và cho vay (xem Chương 5), số lượng các ngân hàng toàn