ĐỒNG TIỀN LÊN NGÔI - Trang 80

thế kỷ 16, việc bán các niên kim này mang tới khoảng 7% thu nhập của tỉnh
Hà Lan.

[99]

Cả hai vương triều Pháp và Tây Ban Nha đều muốn huy động tiền theo

cách này, nhưng họ phải sử dụng các thành thị làm trung gian. Trong trường
hợp của Pháp, các khoản tiền được hôtel de ville (tòa thị chính) Paris thay
mặt nhà vua huy động; trong trường hợp Tây Ban Nha, các juro (khoản
vay) hoàng gia được bán cho thị trường thông qua Casa di San Giorgio (một
tập đoàn tư nhân đã mua lại quyền thu thuế cho thành phố) ở Genoa (nay
thuộc Italia) và thông qua beurs, một hình thức tiên phong cho thị trường
chứng khoán hiện đại, ở Antwerp (nay thuộc Bỉ). Thế nhưng những người
đầu tư vào các khoản nợ của hoàng gia cần cẩn thận. Trong khi các thành
thị, với những hình thức cai trị kiểu tập đoàn đầu sỏ và các khoản nợ trong
phạm vi địa phương, sẽ có động cơ tránh vỡ nợ, thì điều này không còn
đúng với những nhà cai trị chuyên chế. Như chúng ta đã thấy ở Chương 1,
vua Tây Ban Nha vỡ nợ nhiều lần trong giai đoạn cuối thế kỷ 16 và thế kỷ
17: hoãn trả nợ toàn phần hay một phần cho các chủ nợ trong các năm
1557, 1560, 1575, 1596, 1607, 1627, 1647, 1652 và 1662.

[100]

Một phần lý do giải thích các khó khăn tài chính của Tây Ban Nha là

những chi phí cực kỳ tốn kém trong nỗ lực nhằm đánh bại các tỉnh nổi dậy
ở Bắc Hà Lan. Cuộc nổi loạn này là một sự kiện bước ngoặt trong lịch sử
tài chính cũng như lịch sử chính trị. Với thể chế cộng hòa, Các tỉnh Hợp
nhất kết hợp được ưu điểm của thị quốc với quy mô của quốc gia. Họ có thể
tài trợ được cho những cuộc chiến của mình nhờ phát triển Amsterdam
thành thị trường cho một loạt các loại chứng khoán mới: không chỉ có niên
kim trọn đời và vĩnh viễn, mà còn cả các khoản cho vay xổ số (người đầu tư
sẽ mua một xác suất nhỏ để trúng khoản tiền lớn). Tới năm 1650, đã có hơn
65.000 rentier (người sống bằng lợi tức) Hà Lan, những người đầu tư vốn
vào một công cụ nợ nào đó, nhờ đó hỗ trợ tài chính cho cuộc đấu tranh lâu
dài của người Hà Lan nhằm duy trì nền độc lập của mình. Trong khi người
Hà Lan chuyển từ tình trạng tự vệ sang bành trướng đế quốc thì núi nợ của
họ cũng ngày một chất cao hơn, từ 50 triệu guilder (ghin-đơ) năm 1632 lên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.