bồng lên từng chiếc. Hạnh reo lên:
- Lông cu li mọc dài ra, anh ạ!
Anh Thành nhổ cây cu li lên khỏi mặt đất, vui vẻ nói:
- Trong lông này có chứa đầy không khí, nếu thả vào nước nó nổi lềnh
bềnh, khi hút no nước thì nó chìm nghỉm. Khi anh phun rượu vào, nó thấm
rượu, và thấm rượu dễ dàng hơn thấm nước, như vậy các ngăn của lông
được bơm căng lên, làm cho lông mọc dài ra, giống như khi các em nhỏ
bơm những quả bóng giun vậy.
Chị Nai Ngọc chăm chú nhìn gốc lông cu li trên tay anh Thành, cũng ngạc
nhiên không kém Hạnh:
- Anh xem, nó cựa quậy như một con nhím bé xíu đó !
Anh Thành vẫn vuốt ve đám lông vàng xốp:
- Chuyện cổ cũng bảo cây lông cu li là một sinh vật nửa thực vật nửa là
động vật đấy. Vì nửa dưới là cây, nên bám chặt rễ vào đất, làm nửa trên là
con vật bị ràng buộc không đi lại được, phải đứng tại chỗ kiếm ăn. Khi
"con quái vật" này ăn gặm hết cỏ cây quanh mình, không thể bỏ đi nơi khác
kiếm ăn, thì nó bị chết đói. Người ta gọi quái vật này là con cừu nhỏ bé của
xứ Xi - ti. Ở nước ta, có người cũng tưởng lầm cây lông cu li này là con
cu li, một loài khỉ đi ăn đêm.
Hạnh cũng nhổ một cây cu li, rút một đám lông xôm xốp, rồi chợt nhớ ra và
hỏi anh Thành:
- Em nghe bọn bạn có lần kể, củ cu li lấy ở rừng về, vặt trụi lông đi vẫn
còn có thể mọc lông mới, phải không anh Thành?
Anh Thành nghĩ một thoáng, rồi chậm rãi:
- Lông cu li rất được ưa chuộng trong y học dân gian. Thân rễ cây làm
thuốc chữa tê thấp, đau khớp xương, gọi là cẩu tích. Lớp lông màu vàng
này dùng để đắp các vết thương, vết đứt tay để cầm máu, vì lông cu li có
khả năng hút huyết thanh, lại làm vón máu và giúp máu chóng đông lại ở
vết thương. Những lông cu li dài vặt đi, còn sót lại rất nhiều lông cực ngắn
dính sát vào thân củ, khi phun rượu vào, các lông ngắn sẽ nở ra, chồi thêm