là tiết mục văn nghệ chào xuân ông thích nhất, diễn viên Kinh kịch đang
hát: "Nỗi khổ trong lòng nào đã giãi bày cùng ai, quân tử vãng lai xin hãy
nghe ta nói.”
Chân Ý gặm xương sườn, cùng hát í a: “Ai ơi xuôi về Nam Kinh, cho
nhờ nhắn nhủ tấm thư gửi chồng." Giọng hát lên bổng xuống trầm, thật sự
thể hiện được âm điệu réo rắt. Ngân đến một nửa thì cô dừng lại, lấy điện
thoại ra làm bộ vô ý liếc nhìn. Giờ là 21 giờ 14 phút, không cuộc gọi nhỡ,
nhưng có rất nhiều tín nhắn chưa đọc, tất cả đều chúc mừng năm mới.
Không có tin nhắn của Ngôn Cách. Với tính cách của anh, đương nhiên
không làm trò này. Ồ, không hề gây bất ngờ... A, chắc nhà Ngôn Cách vui
lắm, tất cả hẳn đang cùng chơi đùa. Cô không hề hụt hẫng, hít thở khe khẽ
rồi cất điện thoại di động. Thấy khăn ăn của ông đã bẩn, cô thay chiếc khác
cho ông. Ông ăn uống no nê xong liền hát hí khúc theo người trên tivi.
Chân Ý ôm đĩa hoa quả, ngả người trên sofa ngâm nga cùng ông. Cô bỏ
một múi quýt vào miệng mình rồi đút một miếng táo vào miệng ông. Trong
cái tivi nho nhỏ cũ kỹ xướng lên tiếng Kinh kịch, Việt kịch, kịch Hoàng
Mai, kịch Hoa Cổ, Tần xoang, Dự kịch*... Ông nội biết hát hết thảy, Chân
Ý cũng có thể ư hử vài tiếng. Ông hát xong một câu, cô không quan tâm
câu sau có đúng giai điệu không mà to gan tiếp giọng. Hai ông cháu vui vẻ
hòa thuận, thời gian trôi đi lúc nào chẳng hay.
(*) Kinh kịch là thể loại ca kịch của Trung Quốc, hình thành và phát
triển tại Bắc Kinh vào thời vua Càn Long. Việt kịch là tuồng truyền thống
thịnh hành ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Kịch Hoàng Mai là
một loại hí khúc của tỉnh An Huy nhập từ Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc. Kịch
Hoa Cổ hay kịch trồng hòa được lưu hành ở Hà Bắc, Hồ Nam, An Huy...
phát triển từ điệu múa Hoa Cổ. Tần xoang là loại kịch thịnh hành ở phía
Tây Bắc Trung Quốc, vừa hát vừa gõ hai miếng gỗ vào nhau. Dự kịch là ca
kịch ở tỉnh Hà Nam.