Theo như những gì em biết thì mười năm nữa lão ta cũng có thể trở thành
người tốt được chứ, nhưng lúc đó thì gần như chẳng còn quan trọng gì nữa.
Tuy nhiên, em đã quyết định khi cầu xin một điều gì đó thì em cần phải nói
cụ thể hết mức.
“Và, Tảng đá thân yêu ơi, xin đừng bao giờ để cho bất kì bài văn nào
của tôi bị điểm C nữa. Xin cảm ơn. À quên! Xin cũng đừng để bị điểm D
hay E. Xin cảm ơn một lần nữa. Bạn của người, Jane”.
Giờ em đã cầu nguyện xong, nhưng vẫn còn một nghi lễ cần được thực
hiện, cái nghi lễ em vẫn làm một khi đến đây một mình. Em chưa bao giờ
đạt được kết quả, nhưng điều đó không thể khiến em thôi cố gắng. Vậy là
em trèo lên tảng đá to, ngồi xếp bằng trên đỉnh và giơ hai tay lên trong một
tư thế mà em nghĩ là một kiểu cầu nguyện xin-hãy-đến-với-tôi.
“Ôi Aslan
”, em nói. “Tôi chờ đợi người”.
Em nhìn quanh quất, và khi không thấy con sư tử vàng từ xứ Narnia nào
xuất hiện, em lại giơ tay lên. “Ôi Psammead
Cũng như vậy, khi không có sinh vật cáu kỉnh sống trong hố cát nào từ
cuốn sách của nhà văn E. Nesbit lao ra trước mắt, Jane lại thử lần nữa. “Ôi
Ngài Rùa
Lần nào em cũng cho con rùa có khả ănng biến điều ước thành hiện thực
trong truyện của Edward Eager nhiều thời gian hơn - đó là một con rùa cơ
mà - bằng cách đếm đến một trăm. “Một, hai, ba…”.
“Chào em, Jane”.
Tay em rơi xuống và em suýt ngã lăn ra vì kinh ngạc. Chẳng lẽ những gì
nhà văn Eager viết lại là sự thật hay sao? Nhưng người vừa cất tiếng nói
không phải con rùa biết biến điều ước thành hiện thực, mà chỉ là Tommy
Geiger, vẫn đóng bộ mũ bảo hiểm và đệm vai, tay ôm một quả bóng bầu
dục.
“Xin chào vị anh hùng của vạch mười yard
”, Jane nói khi nhận ra
mình cũng không cảm thấy quá thất vọng.
“Anh không phải anh hùng. Em đừng nói những câu như thế nữa đi”.
“Anh là anh hùng thật mà”.