181
Theo Thất Chân Nhân Quả thì hai pho này có sớm hơn, nhằm vào đời
Nguyên, triều Thuận Đế, trong khoảng năm 1333-1344. Dĩ nhiên, khi xét về tính
chân xác của sử liệu, “thuyết” của Thất Chân Nhân Quả không chấp nhận đƣợc.
182
Trung Hoa Thƣ C ục, Đài Loan, 1948, mục từ Phong Thần Truyện, tr. 433
183
Theo [Vƣơng Hồng Sển 1993: 234], đời nhà Minh còn có bản Tây Du thứ ba,
tác giả là Dƣơng Chí Hòa. Họ Dƣơng đem chuyện thỉnh kinh của Trần Huyền
Trang đời Đƣờng viết thành tiểu thuyết truyền kỳ, nhan đề Tây Du Ký Truyện,
“tuy bốn mƣơi mốt hồi, nhƣng nội dung cũng gần đầy đủ bằng Tây Du Ký Diễn
Nghĩa của Ngô Thừa Ân. (...) Văn chƣơng của Tây Du Ký Diễn Nghĩa lƣu loát,
ý nghĩa lại thâm thúy, súc tích hơn, do đó tuy cùng một nội dung, nhƣng Tây Du
Ký Diễn Nghĩa lại đƣợc phổ biến rộng rãi, còn Tây Du Ký Truyện thì ít đƣợc bi
ết đến.” Không hiểu Vƣơng Hồng Sển căn cứ vào đâu đã cho rằng: “Chính Ngô
Thừa Ân đã lấy tài liệu trong Tây Du Ký Truyện của Dƣơng Chí Hòa để viết
thành bộ truyện của mình.” (tr. 234)
184
Đã in trong hiệp tuyển Essays on the Sources for Chinese History (những
ngƣời chủ biên: Donald Leslie, Colin Mackerras, Wang Gung Wu; Canberra
Australian National University Press, 1973, tr. 104-119)
185
Dãy núi Hindu Kush dài 800 km, nằm ở đông bắc Afghanistan, là nhánh phía
tây của dãy Himalayas.
186
Đạo Tạng, gồm 5.305 quyển, kết tập từ đời Minh, hoàn tất năm 1445; sau đó
bổ sung thêm Tục Đạo Tạng, gồm 180 quyển, kết tập năm 1607. Vậy, tổng cộng
có 5.485 quyển
187
Xem tiếp Phụ Lục 3: Lý Chí Thƣờng Trƣờng Xuân Chân Nhân Tây Du Ký
(trích dịch)
188
Cu ộc đời tu hành của Bắc Thất Chân đƣợc tiểu thuyết hóa thành truyện Th ất
Chân Nhân Qu ả. Sang n ửa sau thế k ỷ 20, vào những năm sáu mƣơi, nhà văn
Kim Dung (Hƣơng Cảng) đƣa tất cả bảy nhân vật này vào truyện chƣởng với
biệt hiệu Toàn Chân Thất Tử
189
Long Môn c ũng là tên núi, thu ộc Lƣỡng Châu, Khƣu Chân Nhân hay ẩn cƣ
ở núi này. Tác phẩm chủ yếu của ông là Đại Đan Chân Chỉ, trình bày chỗ bí yếu
của thuật luyện đan (ngồi thiền) là tính mệnh song tu (vừa tu tính vừa tu mệnh).
190
Phần viết về Khƣu Trƣờng Xuân và Toàn Chân Giáo căn cứ theo [Hồng Phi
Mô 1992: 25-30]. (Lê Anh Minh dịch)
191
Tashkent sau là thủ phủ của Uzbek (Nga), thu ộc miền Trung Á. Nó nằm trên
một gò ở gần chân dãy núi Thiên Sơn. N ơi đây cũng là một ốc đảo lớn nằm dọc
theo con sông Chirchik, sản xuất nhiều trái cây và bông vải, đƣợc coi là một
trong những miền sản xuất hàng hóa vải sợi lớn nhất châu Á. Samarkand sau
cũng là thành phố của Uzbek, ở trung nam nƣớc Nga. Nó từng là một trạm chủ
yếu trên con đƣờng Tơ Lụa thời cổ. Ngƣời Ả Rập chiếm nó năm 712, biến nó
thành một trung tâm văn hóa rất lớn của Hồi Giáo. Thành Cát Tƣ Hãn chiếm
đoạt lại thành phố này năm 1220, và đến năm 1365 nó trở thành kinh đô của vua
Mông Cổ là Tamerlane (1336-1405), cũng viết là Tamburlaine, hay Timur. Từ