Thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đƣờng cho hành động. Thế nên, trong phim,
luôn luôn vai Tề Thiên đều đi trƣớc, để dẫn đầu mấy thầy trò.
Lý trí ƣa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhƣờng nhịn
ai. Cho nên Tề Thiên coi mình to ngang với Trời (Tề Thiên 齊 天: Ngang bằng
Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm đƣợc tất, không chút đắn
đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xƣng “Lão Tôn” là tánh kiêu căng.
Trƣớc mặt Ngọc Hoàng vẫn nghinh ngang, đứng xổng lƣng không chịu quỳ, ăn
nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tƣợng trƣng cho đầu óc duy lý của những
ngƣời muốn phủ nhận Thƣợng Đế.
Lý trí ƣa phân biện, cho nên Tề Thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn
một cái là thấy rõ bản chất và hiện tƣợng, biết ngay ai đúng là căn Tiên cốt Phật,
ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ƣa đả kích, cho nên khí
giới của Tề Thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề
Thiên vì thế là Ngộ Không 悟 空, không (sunyata) để mà siêu vƣợt lên mọi đối
đãi của thế giới sắc tƣớng và thế giới phi sắc tƣớng.
Lý trí, tƣ tƣởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho
nên thiết bổng của Tề Thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn
mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng
đƣợc. Đó cũng là tƣ duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con ngƣời. Hay cũng nó. Dở cũng
nó. Bóp méo, vo tròn đều đƣợc cả. Đó vốn là nghề của chàng.
Lý trí vì những thuộc tính nhƣ thế nên cần thiết phải đƣợc uốn nắn luôn
luôn cho hợp với kỷ cƣơng, khuôn phép. Tề Thiên bởi vậy mà phải đội kim cô.
Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi Âm, thành Phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô
tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con ngƣời khi đã thuần dƣỡng thì không cần kỷ
luật nó vẫn vận động đúng. Giống nhƣ trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy
kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ
dàng viết ngay ngắn.
Cái trí của con ngƣời còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh,
cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, nhƣ
chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt
một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trƣờng thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này,
truyện Tây Du bảo Tề Thiên có đƣợc phép cân đẩu vân, “mỗi cân đẩu vân đi
đƣợc mƣời vạn tám nghìn dặm”.
12
Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tƣợng số
học
13
còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tƣ tƣởng con ngƣời.
Tề Thiên còn tƣợng trƣng cho cái ý phàm. Đặc điểm của nó là gì? Đức Cao
Đài Thƣợng Đế dạy: “Ý lại tƣ tƣởng việc vất vơ quấy quá. Mà nhứt là ý, là mối
hại cho con ngƣời. Nó tƣ tƣởng sự này sang sự nọ, chuyện ấy hết đến chuyện
kia. Nó xẹt vô nhảy ra lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng, nên mới cho nó là