Đƣờng Tăng [Léon Wieger 1927: 418].
Đƣờng Tăng còn có tánh phàm, u mê, nhu nhƣợc, ba phải. Đọc truyện hay
xem phim Tây Du ai cũng dễ thấy ghét chàng. Một trăm lần Tề Thiên cản: Yêu
ma đấy, thầy chớ có cứu. Và đủ một trăm lần Đƣờng Tăng cãi lời, cứ cứu, để rồi
mắc nạn vƣơng tai. Đó là nhận giặc làm con vì sự nhận thức của cảm tính không
biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí.
Đƣờng Tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm
nào giống sai lầm nào. Con ngƣời cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm
khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lƣơng tâm mà chỉ biết chìu theo vọng
tâm, tình cảm nhất thời.
Trong các đệ tử, Đƣờng Tăng thƣờng cƣng ai nhứt? Chàng vốn tỏ ra cƣng
Bát Giới hơn cả. Bát Giới tƣợng trƣng cho các bản năng dục vọng tiềm tàng
trong tâm mỗi ngƣời; vậy, phải chăng chính ta, ta vốn vẫn thƣờng có xu hƣớng
nhắm mắt đƣa chân, phớt lờ cái lẽ đúng mà nuông chìu theo thói hƣ tật xấu của
mình?
Trong Tây Du, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề
Thiên và Đƣờng Tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, thậm chí ngay
khi Tề Thiên mới bái Đƣờng Tăng làm sƣ phụ xong mà đã vội giận dữ bỏ đi
.
16
Đó cũng là cách biểu tƣợng hóa những đối nghịch giữa lý trí với tình cảm, cảm
tính.
Cà sa và tích trƣợng
Đƣờng Tăng rõ ra là lƣơng tri, nhƣng tiếng nói của lƣơng tri nhiều khi quá
yếu mềm trƣớc những sức mạnh đối kháng. Ngoài cái lý trí (là Tề Thiên) chống
đỡ, bảo vệ, Đƣờng Tăng còn cần phải đƣợc trang bị thêm hai phƣơng tiện hữu
hiệu để hộ thân, tự vệ. Đó là cà sa và tích trƣợng.
Cà sa là áo giáp chở che, tích trƣợng để thêm sức cho đôi chân vững vàng
trụ lập. Cà sa và tích trƣợng ấy chính là đạo đức chân chánh của con ngƣời. Có
đạo đức, con ngƣời đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào
tội lỗi lạc lầm, tránh xa đƣợc sự trừng phạt của ngục hình đày đọa. Cho nên, khi
Phật Tổ Nhƣ Lai sai A Nan và Ca Diếp mang áo cà sa gấm và tích trƣợng chín
vòng trao cho Quan Âm Bồ Tát, đã dặn dò rằng: “Tấm áo cà sa và cây gậy này
đƣa cho ngƣời lấy kinh dùng. Nếu ngƣời ấy (...) mặc tấm áo cà sa của ta, thì
thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trƣợng của ta thì không bị hãm hại.”
17
Và khi
ở kinh thành Trƣờng An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan Âm Bồ Tát
cũng bảo: “Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục,
không gặp tai ƣơng ác độc, không bị hoạn nạn sói lang.”
18