Nếu hiểu lửa ở đây là lửa trong nội thân, để luyện hỏa hầu thì hành giả có
lúc vận công nhu nhuyễn, giống nhƣ đốt lửa riu riu, đó là dùng lửa văn; hoặc có
lúc vận công tích cực hơn, giống nhƣ đốt lửa cho ngọn hừng lên, đó là dùng lửa
vũ (võ). Giống nhƣ bà nội trợ giỏi khéo nấu cơm, hành giả cũng phải tùy lúc mà
nổi lửa cho đúng cách.
Đái Nguyên Trƣờng viết: “Hỏa hầu nhƣ nấu cơm, lúc mới đốt thì nƣớc
nguội, gạo sống, vậy ắt phải dùng lửa vũ mãnh liệt cho cơm mau chín. Nếu lửa
khi chậm khi mau không đều đặn, khi đốt khi ngƣng thì cơm ấy sống sƣợng
không đều, vị lại không ngon. Nếu đã dùng lửa lớn (vũ) nấu qua thì hãy dùng
lửa văn nấu chậm. Khi cơm chín tức thì tắt lửa. Nếu nhƣ vẫn dùng lửa lớn nhƣ
cũ ắt phải lo sợ rằng thừa hơi nóng, bốc thẳng lên nắp nồi và cháy khét sinh vị
đắng. Luyện đan thì vận dụng lửa văn lửa vũ cũng y nhƣ vậy. Nhƣ khi luyện tinh
một trăm ngày tiểu chu thiên thì nên dùng lửa vũ; khi luyện khí mƣời tháng đại
chu thiên thì nên dùng lửa văn. Nhƣng nấu cơm là chất liệu hữu hình cho nên
thời gian ít và dễ dàng, còn tu luyện kim đơn là thứ vô hình vô chất, nếu hỏa hầu
không phù hợp thì khó thành công. Cho nên phải cầu minh sƣ dạy bảo, không để
một chút xíu sai biệt nào cả. Kinh dạy luyện đơn không bao giờ nói sai vậy.”
53
Tốn là gió
Bị nấu liên tục bốn mƣơi chín ngày trong lò bát quái, nhờ Tề Thiên núp vào
cung Tốn nên an toàn tánh mạng. Tốn là gió. Điều này ám chỉ hành giả khởi
công phu phải dựa vào hơi thở. Điều thân (tƣ thế thích hợp khi ngồi thiền), điều
tức (hô hấp để hơi thở một vô một ra cho đúng cách), điều tâm (giữ cho tâm an
định, không bị phóng tán nhƣ ngựa khỉ lăng xăng), đấy chính là ba công đoạn cơ
bản của thiền gia hay hành giả.
Đạo Lão và Cao Đài cho rằng Tam Bảo (trinity) gồm có Tinh, Khí, Thần.
Khí 氣 theo nghĩa hẹp có thể hiểu tạm là hơi thở. Ở sinh mạng, khí là sự sống;
hơi thở dứt đi, mạng sống đoạn lìa. Ở tu thiền (tịnh luyện), ngƣời ngồi thiền
(hành giả) phải để tâm, ý vào hơi thở luân lƣu nhằm cột lại cái tâm viên ý mã,
54
đó gọi là phép lấy thần dẫn khí 神引氣 để trừ tạp niệm, giữ cho tâm thanh tịnh.
Vì Khí với ngƣời tu quan trọng nhƣ thế, nên cũng đừng lấy làm lạ khi bƣớc
vô bửu điện của một thánh thất, thánh tịnh Cao Đài bất kỳ, đối diện với Thiên