Tề Thiên là trí, dù có thông minh sáng suốt đến đâu chăng nữa thì cũng vẫn
còn trong chƣớng ngại của thế gian trí, trong hạn chế của phàm phu trí. Đó là lý
do của nghịch lý Tây Du: chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vƣợt qua mƣời vạn
tám ngàn dặm dễ dàng, thế mà Tề Thiên dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn
quanh trong lòng bàn tay Phật Tổ!
Phật là Pháp Vƣơng 法 王 (Dharma Lord, Vua Pháp) nên bàn tay của Phật
nắm trọn vạn pháp. Cân đẩu vân là cái trí phàm. Tề Thiên là một pháp trong vạn
pháp thì làm sao lọt ra khỏi bàn tay của Phật! Xét về lý, Tề Thiên chƣa đấu thì
đã thua rồi, nào phải đợi đến lúc so tài.
Ngũ hành năm ngọn
Khi biết mình đã thua, toan xù vụ đánh cuộc, Tề Thiên “vội vàng tung
ngƣời nhảy vút đi, nhƣng bị ngay Phật Tổ lật bàn tay túm chặt lấy, mang ngay
ra ngoài cửa Tây thiên, biến năm ngón tay thành năm quả núi: Kim, Mộc, Thủy,
Hỏa, Thổ, gọi là núi Ngũ Hành, nhẹ nhàng đè chặt Đại Thánh xuống dƣới.”
.
61
Bàn tay vốn có năm ngón dài ngắn không đều. Theo thuật đoán số mệnh
qua bàn tay, ngƣời ta cho rằng trong bàn tay có đủ cả ngũ hành: ngón cái là Kim;
ngón trỏ, Mộc; ngón út, Thủy; ngón vô danh, Hỏa;
62
ngón giữa, Thổ.
Mƣợn hình tƣợng bàn tay năm ngón tƣơng ứng với ngũ hành để từ đó
chuyển sang hình tƣợng ngọn núi Ngũ Hành nhốt Tề Thiên, quả là cả một tài
tình của Ngô Thừa Ân! Núi Ngũ Hành là chi? Tề Thiên là chi?
Theo Phật Giáo, thân con ngƣời vốn do năm yếu tố cấu tạo thành, gọi là
ngũ đại, gồm có đất, nƣớc, gió, lửa, và hƣ không. Mỗi ngƣời đều có ngũ căn
(mắt, tai, mũi, lƣỡi, thân). Mỗi căn đều có một ý thích riêng, do đó con ngƣời có
ngũ tình: mắt thích xem cái đẹp, hấp dẫn, khêu gợi; tai thích nghe cái êm dịu, du
dƣơng, thích nghe nịnh hơn là lời nói phải; mũi thích hít mùi thơm ngon; lƣỡi
thích nếm thích ăn những gì hợp khẩu vị; thân lại thích sự hƣởng thụ sung sƣớng
an nhàn, v.v... Do có ngũ căn mà con ngƣời có năm thứ ham muốn (ngũ dục);
những thứ đó cứ đè chặt tâm linh, tinh thần con ngƣời, rất khó gỡ ra. Do đó, con
ngƣời dễ xuôi theo cái xấu cái ác mà khó vƣơn lên cái đẹp cái thiện.
Theo Nho Giáo và Lão Giáo, con ngƣời do sự phối hợp của âm dƣơng, của
năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (ngũ hành) tạo nên. Thiên Lễ Vận trong
sách Lễ Ký miêu tả thành phần cơ cấu con ngƣời nhƣ sau: “Nhân giả, kỳ thiên
địa chi đức, âm dƣơng chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí dã.”
63
(Ngƣời là cái đức của trời đất, nơi gặp gỡ của âm dƣơng, nơi tụ hội của thần
minh, là tinh hoa tốt đẹp của ngũ hành hiệp lại.) Vì vậy, có mối liên hệ giữa thân
xác (ngũ tạng) và ngũ hành, ngũ đức, ngũ giới nhƣ sau: