GIẢI MÃ TRUYỆN TÂY DU KÝ - Trang 38

muốn giải thoát luân hồi sanh tử, phải nƣơng nhờ vào ba kho bảo vật này, gồm
có:

Kinh tạng 經 藏 (sutra pitaka) là các kinh, tức là giáo lý của Đức Phật.

Luận tạng 論 藏 (abhidharma pitaka) là các lời bình luận để giảng giải

kinh Phật

.

66

Luật tạng 律 藏 (vinaya pitaka) là giới luật, kỷ luật nhà Phật, phƣơng tiện

giúp con ngƣời kềm chế thói hƣ tật xấu để tu sửa thân tâm cho nên thánh thiện.

Trong việc nhốt Tề Thiên dƣới núi Ngũ Hành cũng nhƣ cứu Tề Thiên ra

khỏi núi Ngũ Hành đều liên quan tới một lá bùa. Lúc đầu, khi nghe Củ Soát
Linh Quan đi tuần tra báo cáo lại rằng Tề Thiên đã thò đầu ra khỏi núi, để cho
Tề Thiên khỏi cục cựa làm đổ núi Ngũ Hành, Phật Tổ bèn “rút trong tay áo ra
một tờ giấy, trên có sáu chữ vàng Úm Ma Ni Bát Mê Hồng, đƣa cho A Nan dặn
mang đi dán trên đỉnh núi
.”

67

Tại sao phải chọn đỉnh núi mà dán? Lẽ ra phải

dán chỗ nào kín gió mƣa sƣơng tuyết chứ? Phải chăng vì lá bùa này không có
thể dán đƣợc chỗ nào khác hơn là ngoài đỉnh núi?

Sáu chữ vàng trên lá bùa Phật Tổ cũng gọi là lục tự chơn ngôn, là thần chú,

là đà la ni (dharani); cũng chính là sáu vần (syllables) Om Mani Padme Hum,
xuất phát từ Lạt Ma Giáo của Tây Tạng. Ngƣời ta tin tƣởng rằng mỗi một âm
trong sáu âm này khi phát ra đúng cách đều có một huyền năng siêu phàm, cứu
giúp con ngƣời khỏi sa vào đƣờng luân hồi làm cầm thú, thoát kiếp súc sanh.

68

Phân tích từng âm lại có thêm nhiều ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn:

- Om hay Aum, có nghĩa nhƣ cung kính tuân phục, và theo ý nghĩa này nó

đƣợc hiểu tƣơng đƣơng nhƣ chữ Amen của đạo Thiên Chúa. Om là cái tên bí
nhiệm để gọi Thƣợng Đế Ba Ngôi trong đạo Bà La Môn.

69

Đối với nhiều tu sĩ

Phật Giáo, đặc biệt là Mật Tông, Om đƣợc dùng nhƣ thần chú, và là một đề tài
hay đối tƣợng khi tham thiền quán tƣởng.

70

- Mani cũng gọi Ma Ni bảo châu, ngọc quý Mani, tƣợng trƣng cho sự thánh

thiện, thuần khiết, do đó Mani còn dùng để tƣợng trƣng cho Phật Thích Ca và
giáo lý của Phật

.71

Theo Mật Tông, sáu chữ thần bí này còn ám chỉ một cái “huyệt” hay

“khiếu” nằm ngay trong đỉnh đầu con ngƣời. Cho nên mới phải dán bùa trên
đỉnh núi. Sáu chữ này còn mang ý nghĩa: Ôi ngọc châu viên giác nằm tại liên
hoa cung
. Đạo Lão và Cao Đài gọi đó là Nê Hoàn Cung, Côn Lôn Đảnh. Trong
Đạo Đức Kinh, tên nó là Cốc Thần. Sách Ấu Học Quỳnh Lâm gọi cái đầu là Cao
Đài.

72

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.