Ngũ tạng
(thân xác)
Gan,
Mật
(can, đảm)
Phổi
(phế)
Tim (tâm)
Thận,
Bàng quang
(bọng đái)
Lá lách,
Dạ dày (tỳ
vị, bao tử)
Ngũ hành
Mộc
Kim
Hỏa
Thủy
Thổ
Ngũ đức
Nhân
Nghĩa
Lễ
Trí
Tín
Ngũ giới
Sát sanh
Du đạo
Tà dâm
Tửu nhục
Vọng ngữ
Đông y xây dựng lý thuyết cũng căn cứ trên ngũ hành âm dƣơng. Thuật
luyện nội đan (thiền) của Lão Giáo và Cao Đài cũng vận dụng sự tƣơng quan âm
dƣơng, ngũ hành với thân xác.
Núi Ngũ Hành là bàn tay hóa ra, bàn tay là một phần của thân xác, vậy núi
Ngũ Hành chính là cách ám chỉ thân xác con ngƣời. Tề Thiên vốn dĩ thần thông
mà chịu bị nhốt trong núi Ngũ Hành − Ngô Thừa Ân muốn nói xa nói gần rằng
khi còn mang xác phàm nặng nề trọng trƣợc thì chƣa thể khai phóng cho phần
thần diệu linh thiêng trong tự thân nội thể con ngƣời hiển lộ. Do đó, Tề Thiên từ
cõi ngƣời bay đi bay về cõi Phật nhƣ đi chợ, nhƣng không thể cõng Đƣờng Tăng
bay vù một lèo tới chùa Lôi Âm cho tiện, và Đƣờng Tăng cứ phải lẽo đẽo đi qua
muôn dặm hồng trần.
Muốn đạt đƣợc thần thông, tự do khai phóng, muốn đƣợc ngang bằng Trời
(Tề Thiên), bắt buộc phải cởi bỏ xong xác phàm. Cho nên trƣớc khi vào đến
Linh Sơn, tại bến Lăng Vân, lúc bƣớc chân xuống thuyền bát nhã, Đƣờng Tăng
phải bỏ xác trôi sông, còn cái ngƣời đứng trên đò với Tiếp Dẫn Phật Tổ là một
Đƣờng Tăng khác, một bậc chơn nhơn đã siêu thoát.
64
Lá bùa sáu chữ
Lại nói về việc giải cứu Tề Thiên thoát ra khỏi núi Ngũ Hành
.
65
Ngô Thừa
Ân đã cốt ý muốn rằng chỉ có Tam Tạng (Đƣờng Tăng) mới cứu đƣợc Tề Thiên,
chỉ có Tam Tạng mới giúp nổi Tề Thiên hất tung cả núi Ngũ Hành. Tại sao lại là
và chỉ là Tam Tạng? Mà Tam Tạng có nghĩa gì?
Đƣờng Tăng thế danh là Trần Huyền Trang, pháp hiệu là Tam Tạng. Ngài
sống đời nhà Đƣờng nên trong kinh sách còn ghi phƣơng danh đầy đủ là Đƣờng
Tam Tạng Pháp Sƣ Trần Huyền Trang. Pháp hiệu là Tam Tạng 三 藏, có nghĩa
ngài thông suốt tất cả ba kho báu của nhà Phật (tam tạng: tripitaka). Con ngƣời