Thánh giáo Cao Đài cũng dạy Cao Đài là đỉnh đầu. Ngày 28-8 Bính Tý
(13-10-1936), Đức Ngọc Hoàng Thƣợng Đế dạy:
“Chữ Cao Đài là chi?
Là Côn Lôn đảnh hay Nê Huờn, thuộc về thƣợng giới.”
73
Tại Bác Nhã Tịnh Đƣờng (Long Hải), ngày 18-3 Nhâm Tý (01-5-1972),
Đức Đông Phƣơng Lão Tổ dạy:
Thử hỏi Cao Đài ở chốn nao?
Ngƣời tu trở lại, trở về đâu?
Phải chăng tìm đến Cao Đài thƣợng,
Đài thƣợng vô vi tại đỉnh đầu.
Tóm lại, lá bùa sáu chữ Úm Ma Ni Bát Mê Hồng dán trên đỉnh núi Ngũ
Hành là ẩn dụ của các hành giả tham thiền, ám chỉ rằng trong đầu não con ngƣời
có tiềm tàng một huyền năng linh diệu, nhờ đó mà con ngƣời có thể tiến hóa lên
làm Phật làm Trời.
Ăn sắt uống đồng
Trở lại với chuyện nhốt Tề Thiên dƣới núi Ngũ Hành. Tây Du chép một
đoạn rất oái oăm và cắc cớ. Truyện kể rằng trƣớc khi Nhƣ Lai trở về chùa Lôi
Âm, thì... “Lúc ấy, Ngài lại phát tâm từ bi, niệm thần chú, gọi cả Thổ Địa, Thần
Kỳ, cùng Ngũ Phƣơng Yết Đế dặn canh giữ núi Ngũ Hành, thấy khi nào Đại
Thánh đói thì cho ăn viên sắt, khát thì cho uống nƣớc rỉ đồng...”
74
Sắt hòn và nƣớc rỉ đồng thì ăn làm sao uống làm sao cho nổi! Nuôi khỉ mà
tại sao không dặn đem trái cây? Tại sao Nhƣ Lai chỉ định một thực đơn loại đặc
sản quái lạ nhƣ thế?! Đã vậy, lúc mở đầu chuyện ăn sắt uống đồng này, thì
truyện chép rõ ràng rằng Nhƣ Lai nói nhƣ vậy, và do “Ngài phát tâm từ bi”. Từ
bi thấy mà ớn!
Nhƣ Lai là chân lý. Cái gì do Nhƣ Lai nói ra đều đồng nghĩa với chân lý.
Vậy, dặn cho ăn viên sắt uống nƣớc rỉ đồng nhất định phải là lời thật, lẽ thật,
việc thật, và đúng là phát sinh do lòng từ bi thật sự.
Đạo Lão có thuật luyện đan, để trƣờng sinh bất tử, tức là bỏ xác phàm làm
Tiên. Câu chuyện ăn sắt uống đồng hóa ra chỉ là một ẩn dụ, nhằm nói xa nói gần
đến việc tu luyện mà thôi. Phật từ bi muốn cứu ngƣời sống, nên dặn dò phải biết
tham thiền luyện đạo (Cao Đài gọi là công phu).