Hình dáng quả này tựa nhƣ trẻ mới sinh chƣa đầy ba ngày, tứ chi hoàn toàn,
ngũ quan đủ cả.”
79
Ngƣời học thuốc, nghiên cứu nhân sâm đều biết rằng không có cây nhân
sâm nào to nhƣ đại thụ, không có lá nhân sâm nào giống nhƣ lá chuối, và rõ nhất
là không có trái nhân sâm nào mọc đong đƣa trên cành chờ hái, mà chỉ có củ
(hay rễ) nhân sâm nằm dƣới đất phải đào lên mới lấy đƣợc.
Lẽ thƣờng lá nhân sâm mọc vòng, cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc
thành hình chân vịt; củ hay rễ nhân sâm không hề giống nhƣ truyện Tây Du
miêu tả. Cây nhân sâm từ năm thứ ba trở đi là đã đơm hoa kết trái đƣợc rồi. Quả
mọng và dẹt, to bằng hạt đậu xanh, khi chín thì đỏ... Còn củ hay rễ nhân sâm thì
sau sáu năm trồng cây là đã có thể đào lên dùng.
Ngƣời Việt Nam gọi nhân sâm là củ sâm vì chính là rễ sâm (radix ginseng)
mới có dạng hao hao nhƣ hình ngƣời. Thực ra, khi mới đào lên thì củ sâm nhìn
chƣa giống dạng ngƣời cho lắm, phải qua một quá trình chế biến rất công phu
nhƣ sau:
Nhân sâm: hoa, lá, củ [Đỗ Tất Lợi 1981: 800]
Lấy củ: Cây sâm tối thiểu đã trồng đƣợc sáu năm thì có thể đào lấy củ. Đào
củ khoảng cuối mùa thu (trung tuần tháng Chín) hay đầu mùa đông (thƣợng tuần
tháng Mƣời). Lúc đào củ phải ráng giữ để khỏi làm đứt các rễ lớn, nhỏ. Còn
phải giữ nguyên độ ẩm của củ, do đó không đƣợc hong gió hay phơi nắng.
Rửa củ: Dùng bàn chải nhỏ cọ rửa từng củ cho sạch đất. Lúc rửa phải ngâm
củ trong nƣớc.
Hấp và sấy củ: Củ rửa sạch cho vào nồi hấp chừng một tiếng rƣỡi, ở nhiệt
độ 80
o
-90
o
. Sau đó sấy khô khoảng sáu, bảy giờ (nếu nhiệt độ 50
o
-60
o
).