Sửa và phơi củ: Củ đã sấy khô rồi, dùng tay bứt các rễ nhỏ để dùng vào
việc khác. Rễ này gọi là tu sâm (tức sâm râu hay râu sâm). Dùng tay sửa nắn lại
vị trí các rễ lớn, tạo dáng dấp nhƣ một ngƣời có đủ hai tay hai chân (nên gọi là
nhân sâm). Tùy theo củ sâm nhỏ lớn mà đem phơi cho khô để bảo quản đƣợc
lâu. Thời gian phơi từ một tuần đến nửa tháng là xong quy trình chế biến.
80
Trong quá trình thực hiện sáu công đoạn (đào, rửa, hấp, sấy, sửa, phơi), củ
sâm đã phải tiếp xúc đầy đủ với cả ngũ hành: củ nằm trong đất (Thổ), rửa và
ngâm trong nƣớc (Thủy), hấp trong nồi kim loại (Kim), sấy bằng lửa (Hỏa), phơi
nắng thì bày trong nia, hay mẹt (Mộc). Nhƣ vậy, nhờ có đủ cả ngũ hành mà nhân
sâm mới trở thành một thứ củ quý trần gian.
Ngƣợc lại, “quả” nhân sâm mọc từ cây báu ở núi Vạn Thọ, vốn đã có “từ
khi còn hỗn độn mới chia, trời đất còn mờ mịt chƣa phân,”
81
và lạ thay, thứ quả
sâm này lại rất kỵ ngũ hành, nghĩa là phải chịu cảnh ngũ hành tƣơng khắc.
Truyện Tây Du nói rõ chỗ ngũ hành tƣơng khắc nhƣ sau: “Quả này gặp Kim thì
rụng, gặp Mộc thì khô, gặp Thủy thì hóa, gặp Hỏa thì héo, gặp Thổ thì nhập.
Hái quả phải dùng đồ kim khí mới rụng đƣợc, rụng rồi phải đựng trong một cái
khay lót vải, nếu không chạm vào đồ gỗ là khô ngay, ăn vào cũng vô ích không
thể kéo dài tuổi thọ đƣợc. Muốn ăn phải đựng vào đồ gốm, chiêu với nƣớc
trong. Quả này gặp Hỏa là héo, vô dụng, gặp Thổ là chui vào đất.”
82
Óc tƣởng tƣợng của ngƣời thuật chuyện Tây Du nhƣ vậy là vô địch! Mà
nào đã hết! Trƣớc khi xem lại sự huyền diệu của quả sâm ở quán Ngũ Trang
cũng nên biết qua về dƣợc tính của nhân sâm, để hiểu phần nào vì sao tác giả
Tây Du lại mƣợn củ sâm mà bịa ra chuyện quả sâm.
Đông y coi có bốn thứ thuốc đại bổ, theo thứ tự từ hạng nhất tới hạng tƣ là
sâm, nhung, quế, phụ.
Phụ tức là phụ tử (tên khoa học: aconitum napellus).
Quế (cinnamomum, tiếng Anh là cinnamon).
Nhung tức là lộc nhung hay mê nhung, là sừng của con hƣơu (con lộc).
Sâm (tên khoa học là panax gingeng).
Ginseng là tên phiên âm hai chữ nhân (gin) sâm (seng). Còn panax xuất
phát từ gốc tiếng Hy Lạp là panakes, tƣơng đƣơng với chữ panacea trong tiếng
Anh, ý nghĩa của nó là trị đủ bệnh, trị bá chứng (all-healing, cure-all).
Xét về từ nguyên cũng đủ rõ giới thầy thuốc đã coi nhân sâm là linh dƣợc
thần diệu cho con ngƣời. Sách thuốc cổ từng cho rằng nhân sâm bổ ngũ tạng