Anh Nhi Hiện Hình Đồ [Max Kaltenmark 1965:175]
Đạo sĩ tham thiền, đã tạo đƣợc thánh thai ở bụng.
Nói nhân sâm kỵ ngũ hành thì phải hiểu là ngũ hành hậu thiên, ám chỉ thân
xác con ngƣời.
90
Sự chung đụng xác thịt trong vòng tình dục sẽ chỉ tạo ra phàm
thai chứ không biến tinh ra thánh thai. Ngƣợc lại, nhờ tuyệt dục, trƣờng trai mà
cơ thể, thân xác đƣợc tinh khiết, thanh tịnh; đó là điều kiện tối yếu để luyện đạo
cho thành công. Cho nên Ngô Thừa Ân mới đặt tên quán là Ngũ Trang. Trang là
trang nghiêm. Ngũ là số năm, liên quan tới thân ngƣời. Ngũ Trang nghĩa là tất cả
ngũ quan (mắt, tai, mũi, miệng, thân thể), ngũ tạng (tim, gan, tì, phổi, thận) đều
trong sạch. Nói theo Phật, ngũ căn (mắt, tai, mũi, lƣỡi, thân, ý), ngũ uẩn (sắc,
thọ, tƣởng, hành, thức) đều không còn làm ngƣời tu hành điên đảo nội tâm;
ngƣời tu dứt bỏ xong dục vọng, mê luyến, sân giận, v.v... thì khi ấy thân xác ngũ
hành (Phật gọi là ngũ đại) biến đổi nên cõi thanh tịnh, trang nghiêm, là Ngũ
Trang quán. Chỉ với những điều kiện nhƣ vậy mới tác thành nổi quả nhân sâm.
Quả cũng là kết quả.
Con đƣờng tu luyện để đắc đạo đƣơng nhiên rất khó. Vì bắt buộc phải đi
ngƣợc dòng thế tục. Cho nên Tây Du bảo rằng đúng mƣời ngàn năm mới đƣợc
ăn đƣợc quả nhân sâm.
91
Còn khi đã “hái” đƣợc “quả” nhân sâm rồi thì đắc đạo,
thành Tiên thành Phật, trƣờng sinh bất tử, không còn phải chịu cảnh luân hồi
sinh tử nữa. Thế nên, kết thúc chuyện nhân sâm ở quán Ngũ Trang, núi Vạn
Thọ, Ngô Thừa Ân nhắn nhủ rằng:
Có duyên ăn thảo hoàn đơn,
Sống lâu ma quỷ tai ƣơng lo gì.
92