Ngƣời có đƣợc “nhân sâm”, ấy là ngƣời đắc đạo. Đắc nhƣng mà vẫn không
có chỗ đƣợc. Vì có ai cho ai đâu mà nói đƣợc nói đắc! Căn Tiên cốt Phật (chủng
tử) vốn đã tự có, tự hữu, hằng hữu ở mỗi con ngƣời, đâu phải từ bên ngoài đem
vào trong thân mà có. Vì thế Ngô Thừa Ân mới bảo rằng cây nhân sâm đã hiện
hữu từ lúc vũ trụ còn hỗn mang, khi chƣa tạo thiên lập địa,
93
tức là tiên thiên.
Theo Phật, ngƣời đắc đạo chƣa vội vào niết bàn mà còn chung sống với
phàm phu cõi tục để cứu đời, tùy duyên hóa độ. Phật gọi đó là bồ tát 菩 薩
(bodhisattva). Theo Đạo Đức Kinh, đó là bậc thánh nhân, biết “hòa kỳ quang,
đồng kỳ trần”,
94
tức là dù đã giác ngộ, nhƣng vẫn đem cái sáng (quang) của mình
hòa cùng cái sáng phàm tục của đời, tuy thân thoát ra vòng trần cấu mà vẫn
không nỡ riêng mình rời bỏ trần gian. Triết lý sống đạo này cả Phật, Lão và Cao
Đài xƣa nay đều cùng chủ xƣớng.
Hiểu Phật và Lão cho đến kẽ tóc chân tơ, cho nên Ngô Thừa Ân mới dám
trộn lộn cả chuyện Phật lẫn chuyện Tiên thành một bộ Tây Du. Họ Ngô lại kín
đáo nói tới cái chủ trƣơng ngƣời đắc đạo tuy thoát tục mà không lìa tục của Lão,
Phật, bằng cách bảo rằng chủ nhân cây nhân sâm ở quán Ngũ Trang nơi núi Vạn
Thọ còn có tên là Dữ Thế Đồng Quân 與 世 同 君,
95
tạm hiểu là bậc cùng sống
chung lẫn lộn với thế nhân cõi tục.
hình tƣợng ngôn ngữ Vạn Thọ, Ngũ Trang, Trấn Nguyên, Dữ Thế Đồng
Quân, thảo hoàn đan; bằng tƣợng số chín ngàn năm đơm hoa kết quả và trái
chín; bằng biểu tƣợng nhân sâm giống trẻ con mới đẻ, tất cả những điều ấy, qua
óc tƣởng tƣợng phong phú, tài nghệ hƣ cấu tuyệt kỹ của Ngô Thừa Ân, tác giả
đem cái chuyện luyện đan nấu thuốc, tham thiền tịnh luyện ẩn náu sau câu
chuyện tƣởng chừng chỉ để mà giải trí mua vui. Trong cái giả tƣởng lại hàm tàng
cái phi giả tƣởng. Sau lớp hƣ cấu là chân lý giải thoát bằng tu chứng của Phật và
Lão. Để đạt đến sự chứng đắc ấy, con đƣờng nhiêu khê chi xiết! Ai đâu dám lấy
thời gian mà đặt cuộc cho sự viên thành. Ôi, một vạn năm mới chờ ăn đƣợc quả
chín! Con đƣờng ngƣợc chiều, con đƣờng phản bổn hoàn nguyên, là con đƣờng
của Đƣờng Tăng đi về vĩnh cữu thƣờng hằng, mà Ngô Thừa Ân ví von là vin
cành hái trái.
06-11-1991
Bổ túc 27-5-2010
---o0o---
6. Bốn Biển Không Yên Cơn Lửa Trẻ
Già đầu mà có khi thua con nít. Trong những cái trớ trêu của Tây Du, vẫn
không loại trừ điều ấy. Mào đầu câu chuyện nghịch lý này, Ngô Thừa Ân liền