quả vào mũi mình? Tại sao lại có cây giáo lửa nhọn? Tại sao lửa lại phun ra từ
trong miệng, hai lỗ mũi, thậm chí cả từ đôi mắt?
Những câu hỏi liên tiếp ấy chính là chiếc chìa khóa giải mã câu chuyện về
Hồng Hài Nhi.
Câu chuyện đƣợc dẫn dụ rất khéo. Trƣớc hết, nói cha của yêu tinh là Ngƣu
Ma Vƣơng, anh kết nghĩa với Tề Thiên, Tề Thiên với yêu tinh có tình chú cháu.
Đặt ra mối quan hệ bà con nhƣ vậy để thấy yêu tinh dữ dằn (cái ác, cái xấu)
không ở đâu xa, nó trong chỗ thân thích, gần gũi với mình. Ý này rất quan trọng,
vì thông thƣờng không ai dè chừng kẻ dữ lại là ngƣời nhà.
Nói Hồng Hài Nhi là con mụ La Sát Nữ để miêu tả cái độc của yêu tinh.
Theo Phật Giáo, la sát 羅 剎
(rakchasas) là ác quỷ ăn thịt ngƣời, chúng xuất
hiện khắp nơi, cả trên biển lẫn trên đất liền. Giống cái gọi là la sát nữ
(rakchasis).
Phật bảo trên đời có ba thứ độc (tam độc: tham, sân, si). Món thứ hai, sân
độc, hàm nghĩa rằng giận rất độc hại. Giận cũng đi kèm với nóng nảy, nên Phật
ví giận nhƣ lửa, gọi là sân hỏa (lửa giận). Lửa của Hồng Hài Nhi, hiểu theo
nghĩa hình nhi hạ là lửa giận. Trong lịch sử, điển tích kim cổ đông tây, không
thiếu những chuyện chỉ vì nóng giận mà ngƣời giết ngƣời! Vậy, quỷ la sát ăn
thịt ngƣời đâu phải hoang đƣờng, và đó chính là lý do Tây Du dựng chuyện con
trai quỷ la sát nữ sở trƣờng chơi lửa. Cũng thế, nóng giận tuy không hình không
dạng mà giết ngƣời không thua gƣơm giáo, nên vũ khí cầm tay của Hồng Hài
Nhi là một ngọn giáo lửa.
Lửa không chỉ là hình ảnh tƣợng trƣng cho nóng giận (sân) mà còn là biểu
tƣợng cho tham muốn của con ngƣời. Vì vậy thế gian hay nói tới lửa dục, lửa
tình, lửa lòng; và khi nào con ngƣời nguội lạnh, không còn đam mê tình ái thì
đời bảo là tắt lửa lòng.
Ngày 28-8 Bính Tý (13-10-1936) Đức Cao Đài Tiên Ông dạy rằng khi con
ngƣời nổi lòng tham dục, sân giận thì chẳng khác gì lửa dậy, cháy rần rần:
Ngó kia những vật thế gian,
Đều là lửa cháy khô khan tinh thần.
Nhứt là nhơn dục tham sân,
Ái tình cháy dậy rần rần biết bao.
104