Tục ngữ nói: No mất ngon, giận mất khôn. Hết khôn thì dẫu già đầu vẫn cứ
nói năng, cƣ xử giống y đứa trẻ nhỏ dại không hiểu biết, thiếu suy xét. Vì lẽ đó
Ngô Thừa Ân mới dựng chuyện thủ phạm đốt lửa là một đứa con nít. Khi nào
bừng bừng lửa giận, ngƣời ta vùng vằng quăng ném, cung tay đá chân, hình ảnh
đó ở Hồng Hài Nhi tƣợng trƣng bằng cái kiểu tự đấm hai đấm vào mũi mình!
Chƣa hết, khi nóng giận quá mức, không kềm chế nổi, ngƣời ta mắt lộ ánh hung
quang, hơi thở cũng hổn hển gấp gáp, và miệng thì buông ra những lời nặng nề,
đau đớn, tổn thƣơng kẻ khác. Do đó Tây Du kể rằng lửa của yêu tinh bốc ra ở cả
mắt, mũi, và miệng!
khi nổi lửa Hồng Hài Nhi phải bày trận ngũ hành. Lão Giáo coi ngũ hành là
những yếu tố tạo nên con ngƣời.
Nho Giáo (sách Lễ Ký, thiên Lễ Vận) cũng bảo con ngƣời là kết tụ tinh hoa
của ngũ hành.
105
Tƣơng tự, Phật Giáo coi con ngƣời là thân tứ đại (đất, nƣớc,
gió, lửa). Tứ đại hiệp với hƣ không (akâsa) thành ra ngũ đại. Bằng hình tƣợng
trận lửa ngũ hành, kẻ đốt lửa thì đứng ở trung ƣơng, Tây Du ngụ ý rằng sân hỏa
phá hoại công đức ngƣời tu hành khởi lên từ chính bên trong nội tâm mỗi ngƣời
mà ra, nó chẳng đâu xa lạ, thế nên kẻ đánh yêu và yêu tinh mới có dây mơ rễ má
bà con thân thích với nhau, kêu nhau là chú cháu!
Lửa gặp nƣớc thì tắt. Nhƣng bốn Long Vƣơng đem nƣớc bốn biển vẫn
không dập tắt đƣợc lửa Hồng Hài Nhi nhằm ngụ ý rằng lửa sân giận khó dẹp.
Khi đã bốc hỏa, nổi giận đùng đùng rồi, khó ai có thể tự chủ kềm chế đƣợc cơn
giận. Chỉ có Quan Âm mới trị xong bởi vì sở trƣờng bửu bối của Quan Âm là
tịnh thủy (nƣớc thanh tịnh). Vậy, chỉ có lòng thanh tịnh mới chế ngự lửa giận
mà thôi.
Ngoài ra, còn thêm hai nguyên cớ nữa:
(1) Hồng Hài Nhi là con của La Sát Nữ, vậy yêu này chánh hiệu là tiểu la
sát, la sát con. Kinh Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa), phẩm Phổ Môn, dạy rằng
khi gặp loài la sát bức hại hãy niệm danh Quan Âm sẽ đƣợc giải cứu.
106
(2) Lửa của Hồng Hài Nhi là lửa giận (sân hỏa). Cũng kinh Pháp Hoa,
phẩm Phổ Môn, dạy rằng muốn trừ tam độc (tham, sân, si) phải cầu đến oai lực
Quan Âm.
Nhƣ thế, khi đƣa hình tƣợng Quan Âm vào truyện, Ngô Thừa Ân cũng đã
thể hiện trung thực truyền thống kinh điển nhà Phật.