Nha phạt Trụ, kẻ vì chống Thiên cơ dốc lòng ủng hộ Thái Sƣ Văn Trọng đƣơng
cự lại vua Vũ. Truyện Phong Thần tuy mƣợn sự tích vua Vũ đánh vua Trụ,
nhƣng thật ra là kể chuyện tu hành tạo Tiên tác Phật. Dĩ nhiên, sau khi viết xong
Thiền Sƣ liền đem tặng lại Khƣu Chơn Nhơn pho truyện này.
Thất Chân Nhân Quả giải thích sự ra đời của hai pho tiểu thuyết Tây Du và
Phong Thần nhƣ lƣợc bày trên đây không phải vô cớ. Giữa hai tiểu thuyết này
có một số chi tiết trùng hợp ngẫu nhiên:
Cả hai đều dựa vào một chút lịch sử Trung Quốc để hƣ cấu thành tiểu
thuyết huyền môn.
Cả hai đều có đúng một trăm hồi.
Cả hai cùng xuất hiện vào đời nhà Minh.
181
Theo từ điển Từ Hải,
182
truyện Phong Thần xuất hiện ở Trung Quốc vào
đời Minh, tác giả khuyết danh. Nhƣng ở Nhật, cùng thời đại nhà Minh, lại có
một bản khắc Phong Thần khác, dài một trăm hai mƣơi hồi, và ghi tác giả là
Hứa Trọng Lâm 許 仲 琳.
Còn có lý do nào khác để khiến ngƣời ta lầm lẫn cho rằng tác giả Tây Du
Ký là Khƣu Trƣờng Xuân? Sự lầm lẫn này rất lý thú vì trong lịch sử quả thực
liên quan đến Khƣu Trƣờng Xuân còn có một bản Tây Du Ký thứ hai.
183
Từ Hải (mục từ Tây Du Ký, tr. 1224) chỉ cho biết vắn tắt, đời Nguyên có
Lý Chí Thƣờng soạn quyển Trƣờng Xuân Chân Nhân [Tây] Du Ký, ghi chép
hành trình sang phƣơng Tây của đạo sĩ Khƣu Xứ Cơ.
Giáo Sƣ Liu Ts'un-Yan, Viện Sĩ của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nhân Văn
Úc (the Australian Academy of the Humanity) cũng đồng thời là Khoa Trƣởng
Khoa Hán Ngữ của Viện Đại Học Quốc Gia Úc (Australian National
University), có một bài khảo cứu rất công phu về công cuộc kết tập và giá trị
lịch sử của Đạo Tạng, với nhan đề The Compilation and Historical Value of the
TaoTsang.
184
Trong khảo cứu này (tr. 117), Giáo Sƣ Lƣu cho biết rằng một sử
gia nổi tiếng đời Thanh là Tiền Đại Hân (1728-1804) đã có nghiên cứu về quyển
Trƣờng Xuân Chân Nhân Tây Du Ký. Quyển du ký này đƣợc Arthur Waley dịch
sang tiếng Anh với nhan đề The Travels of an Alchemist (Hành trình của một
nhà luyện đan), in ở London năm 1931. Trƣớc đó, năm 1866, đã có Palladius lần
đầu tiên dịch tác phẩm ấy sang tiếng Nga.
Cũng theo Giáo Sƣ Lƣu, năm 1795 Tiền Đại Hân phát hiện rằng quyển
Trƣờng Xuân Chân Nhân Tây Du Ký là một quyển nằm trong bộ Đạo Tạng, tàng
trữ ở Huyền Diệu Quán, đất Tô Châu. Đây là câu chuyện về cuộc hành trình của