Theo Ngô Thừa Ân, đủ loại yêu tinh già, trẻ, đực, cái, thậm chí có cả yêu
“nhí” Hồng Hài Nhi, luôn luôn tìm trăm phƣơng nghìn kế bắt sống Đƣờng Tăng
ăn thịt. Chúng đều tin rằng Đƣờng Tăng là chân tu nhiều kiếp, ăn một miếng thịt
của ông, sẽ thành trƣờng sinh bất tử.
Kỳ thị tín ngƣỡng
Theo sử, có những xung đột nhƣ sau:
Đƣờng Tăng đến A Kỳ Ni (Agni) ở lại một đêm rồi sang nƣớc Khuất
Chi.
238
Vì ông khƣớc từ tiệc mặn do vua nƣớc Khuất Chi đãi, nên phải tranh
luận về giáo lý tiểu thừa và đại thừa với Quốc Sƣ Mộc Xoa Cúc Đa
(Mokshagupta) vốn đã học Phật Giáo tiểu thừa ở Ấn Độ hai mƣơi năm. Sau sáu
mƣơi ngày, khi rời đi, ông đƣợc vua cho ngƣời theo phục dịch, cung cấp ngựa
và lạc đà.
(Cũng giống Tây Du Ký ở Hồi thứ 44: tranh tài với quốc sƣ nƣớc Xa Trì.)
Tới nƣớc Táp Mạc Kiến,
239
Đƣờng Tăng bị những ngƣời theo Bái Hỏa
Giáo (thờ lửa) cầm đuốc rƣợt đuổi. Vua nƣớc này không ủng hộ đạo Phật, tiếp
ông lạnh nhạt. Sau khi thuyết pháp cảm hóa đƣợc vua, ông lƣu lại và chấn chỉnh
các chùa Phật ở kinh thành.
(Cũng giống Tây Du Ký ở Hồi thứ 84: cạo đầu cho vua quan nƣớc Diệt
Pháp quy y.)
Tại Ấn Độ, Đại sƣ Giới Hiền (Silabhadra), chủ chùa Na Lan Đà đã 106
tuổi, giao cho Đƣờng Tăng thuyết nhiều bộ kinh quan trọng. Ông trở thành
ngƣời phát ngôn chính thức về giáo lý đại thừa của chùa. Nhiều học giả do khác
quan điểm giáo lý đã tranh biện với Đƣờng Tăng:
− Một thầy tu Bà La Môn viết bốn mƣơi điều biện luận dán ở chùa Na Lan
Đà, thách thức ai bác đƣợc, ông ta sẽ dâng cái đầu. Đƣờng Tăng mời sƣ Giới
Hiền làm chứng cuộc tranh biện. Ông thắng, nhƣng tha mạng kẻ thua.
(Cũng giống Tây Du Ký ở Hồi thứ 44: tranh tài với quốc sƣ nƣớc Xa Trì, ai
thua bị chém đầu.)
− Bát Nhã Cúc Đa (Prajnagupta), đại sƣ phái tiểu thừa, viết “Phá Đại
Thừa Luận” công kích giáo lý đại thừa. Đƣờng Tăng viết “Phá Ác Kiến Luận”
trình sƣ Giới Hiền rồi công bố để bác lại Bát Nhã Cúc Đa.
B. Theo Ngô Thừa Ân, những xung đột do khác tín ngƣỡng kể trên đƣợc
hƣ cấu nhƣ sau: