Đến chập tối bà ra vườn, thấy bà lo cho mấy đám cỏ mọc đầy vườn
hơn là lo việc cho hàng xóm. Bà lơ là bữa cơm tối đạm bạc để ngồi nghe
người hầu Evelyn kể chuyện lạ đời của nhà bào chế thuốc trong xóm.
Qua bữa sau, còn thấy Marple “chê cơm”, lần này chính mắt vợ chồng
mục sư nhìn thấy. Marple cảm thấy mệt muốn đi ngủ sớm. Qua bữa sau bà
cho mời ông bác sỹ Haydock.
Haydock là bác sỹ riêng của Marple, bạn cố tri từ bao lâu nay. Ông
lắng nghe bà kể lể tình trạng sức khỏe. Khám xong ông dựa lưng ra sau ghế
đong đưa cái ống nghe.
“Ở cái tuổi của bà”, ông ta nói, “thấy bề ngoài có vẻ mảnh khảnh vậy
chứ coi bà còn khỏe mạnh”.
“Tôi biết tôi còn sức”, Marple nói, “nhưng vẫn thường hay mệt – nó
muốn tàn tạ”.
“ Bà có thói quen hay la cà chỗ này, chỗ nọ. Thức khuya lòng vòng ở
London”
“Vâng, đúng thế. Lúc này tôi thấy chán London. Không khí ô nhiễm,
làm sao bằng ngoài biển”.
“Ở St. Mary Mead khí hậu tốt chứ?”.
“Nhưng mà ẩm oi bức quanh năm. Không như ông tưởng, không có
lợi cho sức khỏe chút nào”.
Bác sỹ Haydock nhìn bà, giờ ông mới thấu hiểu.
“Để tôi kê đơn thuốc bổ”, ông ghi ngay vào.
“Cám ơn bác sỹ. Món xirô Easton giúp mau lại sức đấy”
“Bà khỏi lo chuyện kê đơn”.
“Tôi không hiểu hay là do trở trời nó vậy?”
Marple nhìn ông bác sỹ, trong bụng nghĩ có thật vậy không.
“Bà vừa mới đi xa có ba tuần”.
“Tôi hiểu. Vậy mà ông lại bảo là ở London tiết trời dễ khiến người ta
thấy uể oải. Còn trên phía Bắc lại là vùng công nghiệp. kém xa khí hậu
ngoài biển chứ”.
Bác sỹ Haydock lo thu xếp đồ nghề vào túi, ông quay nhìn lại khẽ
cười.