Khả năng đọc hiểu của DDB. Để tạo được cảm nhận là có tính đích thực,
chiến dịch phải chấp nhận sự coi thường của giới họa sĩ đối với văn hóa đại
chúng và các quảng cáo khi đó. Ngoài ra, Volkswagen phải thể hiện sự
khinh thường đối với Detroit bằng sự sinh động được kỳ vọng ở kẻ dẫn đầu
giới trí thức. Kiểu cách phê bình phải mỉa mai và ngầm định, chứ không
phải là những lời công kích trực diện. Một bí quyết là tránh thay thế chiếc
xe bằng một hình ảnh mới lấy dân bohemien làm trung tâm. Dân bohemien
sẽ dễ dàng nắm được ngay tẩy của trò này. Thay vào đó, quảng cáo của
Volkswagen phải làm sao để những dân bohemien người-trong-cuộc tự đi
đến kết luận rằng, vì Volkswagen là “một trong chúng ta” nên công ty
không muốn thúc đẩy bất kỳ dạng liên tưởng hàng hóa hóa nào lên chiếc
xe.
Và đây chính là những gì DDB đã làm. Trong “Think Small” (tạm dịch:
Nghĩ những điều nhỏ nhặt, 1960) – một quảng cáo trên báo thời kỳ đầu vốn
là cảm hứng cho nhiều quảng cáo về sau, Volkswagen đã tấn công mạch
ngầm có tính cha chú trong hệ thống thứ bậc lúc đó giữa các mẫu xe, trong
đó xe càng lớn và càng đắt tiền thì chứng tỏ chủ sở hữu càng có địa vị.
Trong cuộc cạnh tranh biểu trưng ở Detroit, kích thước và động cơ của
chiếc xe chính là những biểu trưng cho sự nam tính. Những bóng gió tâm
sinh dục có thể thấy ở khắp nơi và chúng hiếm khi quanh co. Phần đặt cược
cho cuộc đua tranh cứ tăng lên theo mỗi năm. Thậm chí, các chuyên gia
quảng cáo sử dụng đến cả những mẹo chỉnh sửa ảnh để làm cho chiếc xe
trông như lớn hơn.
Huyền thuật trong trong chiến dịch của DDB là thay vì thúc đẩy những
lý tưởng phi tuân thủ, quảng cáo sẽ cất lên tiếng nói từ trong cộng đồng dân
bohemien với tư cách như là một người trong cuộc bình luận về những gì
đang diễn ra ngoài kia, ở Detroit. Không có những câu lạc bộ nhạc jazz ám
khói thuốc dưới tầng hầm hay những buổi đọc thơ. Thay vì tìm cách nhảy
sang phong trào phản văn hóa qua hình thức bắt chước, Volkswagen đã
hành động như một người trong cuộc đầy khôn khéo và sáng tạo.