màu xanh nõn chuối mà Busta cầm lái phi đè lên những chiếc xe khác khi
anh này hát đoạn rap lấy cảm hứng từ Dew.
Mặc dù quảng cáo của Uniworld không đặc sắc nhưng ít nhất chúng
cũng đáng tin cậy trong khuôn khổ các quy ước làm video nhạc rap khi đó.
Tuy nhiên, bằng việc này, các quảng cáo đã vứt bỏ huyền thoại Dew. Các
quảng cáo của Uniworld không đưa ra một bằng chứng nào về nỗ lực làm
mới con người hoang dại của Dew trong môi trường hip-hop.
Một lần nữa, nỗ lực lớn để đưa Mountain Dew tiến vào văn hóa thành thị
không mang lại nhiều kết quả. Các thước đo sự phát triển thương hiệu ảm
đạm của Dew ở khu vực thành thị chỉ cho thấy dấu hiệu tăng nhẹ. Doanh
thu bán hàng vẫn đến chủ yếu đến từ những người tiêu dùng da trắng, thuộc
tầng lớp lao động, không sống ở thành thị.
Trong nỗ lực lợi dụng sức hút văn hóa mạnh mẽ của thế giới dân túy hip-
hop, đội xây dựng thương hiệu đã ba lần tân trang tận gốc chiến lược
thương hiệu cho Mountain Dew. Và lần nào, sức cám dỗ của các thỏi vàng
văn hóa này cũng khiến các giám đốc thương hiệu quyết định vứt bỏ thầm
quyền văn hóa giá trị mà Mountain Dew tích lũy được sau hàng chục năm.
Nếu nhìn qua, có thể thấy lập trường ủng hộ những con người hoang dại
trước các lý tưởng Mỹ của Mountain Dew dường như chỉ xuất hiện trong
nhóm thiểu số. Tuy nhiên, trước đó, Mountain Dew luôn định vị huyền
thoại con người hoang dại của mình trong thế giới dân túy của những tay
tài tử da trắng – những gã nhà quê, kẻ quê kệch, kẻ phất phơ. Vì vốn văn
hóa của thương hiệu nằm ở những gương mặt da trắng, sống ở nông thôn,
nên thương hiệu không có đủ uy tín để sử dụng văn hóa hip-hop. Mountain
Dew đã gặp rắc rối lớn về tính đích thực mà ngay cả những chiến dịch năng
nổ nhất từ cấp cơ sở cũng không có cách gì giải
quyết được.
Khi một thương hiệu đuổi theo những thế giới dân túy không có mối
quan hệ phù hợp với thẩm quyền chính trị và văn hóa của mình, thương
hiệu đó sẽ bật ra như một vật ký sinh văn hóa cơ hội. Và trong nỗ lực hòa