Ông cho rằng việc xây dựng các thương hiệu văn hoá sẽ đặc biệt phù hợp
với các nhóm sản phẩm mà mọi người có xu hướng đề cao như một phương
tiện biểu đạt như quần áo, đồ dùng trang trí nhà cửa, sản phẩm chăm sóc
sắc đẹp, hoạt động vui chơi giải trí, xe cộ, thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra
còn có các thực thể mà mọi người dựa vào để thể hiện căn tính của mình, tổ
chức phi chính phủ và các điểm đến cũng là ứng cử viên hàng đầu cho các
hoạt động xây dựng thương hiệu văn hoá.
Cuốn sách mở ra gợi ý nghiên cứu về việc liệu có những thương hiệu –
sản phẩm nào trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX được coi là thương hiệu
văn hoá theo cách hiểu này. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi văn hoá
ngày càng trở nên quan trọng trong kinh doanh và kinh doanh quốc tế,
trong khi các yếu tố văn hoá lại gần như vắng bóng trong các giáo trình đào
tạo kinh doanh, cuốn sách cho thấy thiếu những hiểu biết về văn hoá, một
thương hiệu không thể trở nên vĩ đại hoặc tiếp tục ở vị trí đỉnh cao. Một
quyển sách không thể chỉ đọc một lần với giới marketing nghiên cứu và
thực hành, các chuyên gia thương hiệu, các nhà kinh doanh và những ai
quan tâm tới chủ đề PR Marketing.
Nguyễn Đình Thành
Giám đốc tư vấn chiến lược truyền thông
Công ty truyền thông Le Bros
Đồng sáng lập Elite PR School