Lời tựa và lời cảm ơn
T
ôi sinh ra và lớn lên tại Rockford, Illinois (Mỹ), một thành phố công
nghiệp nhỏ “kiêu hãnh” là một trong những nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao
nhất cả nước vào giai đoạn cuối thập niên 1970, cùng với Flint, Michigan.
Dù luôn đứng đâu đó ở vị trí 297 trong tốp 300 thành phố đáng sống nhất,
nhưng đối với lũ trẻ chưa phải cuống cuồng đi tìm việc như chúng tôi thì
thành phố này vẫn là một chốn vui thú.
Như hầu hết hội bạn đồng lứa, tôi cũng là một cậu nhóc mê rock-and-
roll. Tôi mua đĩa nhạc, chơi ghi-ta tưởng tượng, đi xem hòa nhạc, tự thu
băng và chụp hàng trăm bức ảnh đêm hòa nhạc. Khi phát thanh viên giới
thiệu đĩa hát nổi tiếng ở Chicago là Steve Dahl thổi tung đống rác đầy đĩa
nhạc disco ở sân vận động Comiskey Park trước trận bóng chày, tôi đã hò
hét cổ vũ. Hồi học trung học, tôi thích nhiều ban nhạc, ban đầu là Boston
và Kiss, sau là Styx, Aerosmith và Ted Nugent. Nhưng thành thực mà nói
trái tim tôi lúc đó thuộc về những người hùng ở thành phố quê hương – ban
nhạc Cheap Trick của Rockford.
Hình mẫu người hùng của tôi thời đó là tay chơi ghi-ta, thủ lĩnh của
Cheap Trick, Rick Nielsen. Thậm chí, tôi còn mặc đồ giống hệt anh trong
các bữa tiệc Halloween. Nielsen nằm ngoài mọi khuôn mẫu trong cuốn sổ
tay thông tin cơ bản về rock. Vào cái thời mà các tay chơi ghi-ta nhạc rock
thường để tóc dài, mặc quần bó, phô lông ngực và chơi ghi-ta thì Nielsen
lại ăn vận như một gã mọt sách. Với chiếc áo khoác len kiểu cardigan, mái
tóc ngắn và chiếc mũ bóng chày, anh nhảy tưng tưng quanh sân khấu, đá
chân vào không khí như một cô nàng hát bè ở Las Vegas, dồn dập thể hiện
trước đám đông những biểu cảm lạ lùng như các nhân vật trong phim hoạt
hình. Tiếng ghi-ta của anh mạnh mẽ và sáng tạo hơn những tay chơi nhạc
heavy metal trứ danh, anh chơi hay hơn hẳn nhưng lại không làm dậy lên