Snapple. Tại thời điểm đó, Snaple đã khiến những người yêu mến mình
cảm động đến độ văn phòng nhỏ của Snapple luôn ngập trong các chồng
thư từ. Mỗi tuần Snapple nhận được hơn hai nghìn lá thư, không lá nào
nhắc một lời đến video, bài hát, tác phẩm nghệ thuật hay bài thơ gốc, tất cả
chỉ ca ngợi Snapple.
Đội xây dựng thương hiệu cũng tìm được câu chuyện tiềm năng ở
Wendy, một nữ nhân viên văn phòng của Snapple. Wendy cố gắng hồi đáp
thư từ bằng hết khả năng của mình. Đội thương hiệu đã đưa ra hình ảnh
“Wendy, quý cô Snapple” trong vai đọc và trả lời thư cho hàng chục quảng
cáo truyền hình. Quảng cáo mở ra với hình ảnh Wendy ngồi sau bàn lễ tân,
cất lên lời chào thân thiện, hết sức tự nhiên “Xin chào từ Snapple!” Người
xem có thể thấy rõ ràng cái cô Wendy tròn trĩnh, ưa buôn chuyện này là có
thật, chứ không phải một diễn viên Hollywood. Sau đó, cô sẽ đọc thư của
một khách hàng với câu hỏi rối tung về một sản phẩm, câu hỏi có lẽ là băn
khoăn của một người yêu mến công ty. Sau khi Wendy trả lời xong, quảng
cáo sẽ chuyển sang một phóng sự ngắn trong đó đoàn làm phim quay dựng
ngay tại nơi ở của khách hàng để nắm bắt phản ứng của họ. Không một
cảnh quay nào có sẵn kịch bản và các tình huống khó xử thường được giữ
nguyên, không biên tập. Dòng quảng cáo “Tự nhiên 100%” thể hiện ý
tưởng rằng Snapple không chỉ là sản phẩm tự nhiên, mà quan trọng hơn,
còn là một công ty minh bạch do những người không chuyên nhưng thiện
chí điều hành. Công ty hoạt động được là nhờ những con người kỳ quặc
luôn chia sẻ với khách hàng sự phấn khích cho những niềm vui nhẹ nhàng,
chứ không phải là với các thạc sĩ quản trị kinh doanh và các bảng tính cũng
như nghiên cứu thị trường của họ.
Để củng cố thêm chương trình quảng cáo, Snapple tài trợ cho nhiều sự
kiện, tuy nhiên, đó không phải là những chương trình bom tấn, các màn
trình diễn thể thao, ca nhạc có sự tham gia của người nổi tiếng như thường
thấy ở Coca-Cola và Pepsi. Thay vào đó, Snapple dàn dựng những sự kiện
đầy tính giễu nhại: Phun hạt anh đào ở Minnesota, tung yo-yo ở New York