Theo những gì tôi biết, sự hạn chế duy nhất đối với những gia đình không
ngừng tăng lên này là do trẻ con chết non, hoặc sảy thai vì kiệt quệ.
Tôi đã thấy nhiều phụ nữ có thai ở Đồi Hét, nhưng không hề có cảm
giác háo hức chờ mong đứa trẻ ở họ hay những người đàn ông. Thậm chí
trong khi đang mang bầu nặng nhọc như thế họ vẫn phải làm việc như trước
và vẫn bị dùng bởi các ông chồng của họ, những kẻ biện minh rằng “chỉ có
những đứa trẻ không bị nghiền nát mới đủ mạnh mẽ”. Tôi kinh hoàng trước
tất cả những chuyện này, đặc biệt là khi nghĩ về chuyện những người vợ
chung vẫn bị dùng bởi vài người đàn ông trong suốt thai kỳ của họ. Những
đứa trẻ được sinh ra thực sự là rất khỏe, quan niệm khôn sống mống chết là
một sự thực ngẫu nhiên ở Đồi Hét này. Thứ chủ nghĩa thực dụng tàn bạo
này dẫn tới tình trạng sa tử cung nghiêm trọng ở những người phụ nữ chẳng
biết sợ và không bao giờ biết nghĩ đến bản thân ở ngôi làng này.
Tối hôm sau, khi xác minh được rằng hiện tượng sa tử cung là hiện
tượng phổ biến ở Đồi Hét, tôi nằm rất lâu mà không tài nào chợp mắt. Tôi
nằm trên chiếc kháng bằng đất khóc cho những người phụ nữ đó, những
người cùng thế hệ và cùng thời đại với tôi. Việc những người phụ nữ ở Đồi
Hét không có một khái niệm nào về xã hội hiện đại, chưa nói gì đến một ý
thức nào về quyền phụ nữ, là một niềm an ủi nho nhỏ; hạnh phúc của họ
nằm ở sự dốt nát, những tập tục và sự thỏa mãn với niềm tin rằng tất cả phụ
nữ trên đời này đều sống như họ. Nói với họ về thế giới bên ngoài sẽ giống
như là lột đi lớp chai sần trên một bàn tay méo mó vì lao động rồi để gai
châm vào lớp thịt dễ thương tổn.
Vào cái ngày tôi rời khỏi Đồi Hét, tôi nhận thấy rằng những chiếc băng
vệ sinh tôi đã đưa cho bà của Nữu Nhi như một món quà lưu niệm đang
được giắt ở dây lưng quần của các con trai bà; chúng được dùng làm khăn
lau mồ hôi hoặc lót bảo vệ cho bàn tay của họ.
Trước chuyến đi tới Đồi Hét, tôi đã tưởng rằng mọi phụ nữ của tất cả
các dân tộc ở Trung Quốc được thống nhất với nhau, mỗi nhóm phát triển
theo một cách khác nhau, nhưng về cơ bản thì vẫn nhịp bước cùng thời đại.
Tuy nhiên, suốt hai tuần ở Đồi Hét tôi đã nhìn thấy những người mẹ, những
người con gái, những người vợ hình như đã bị bỏ lại phía sau ngay từ buổi