HẢO NỮ TRUNG HOA - Trang 64

“Thật hả? Cô thích bài hát đó hả, Hân Nhiên?”
“Có, có chứ! Tôi thích lắm. Tôi thích cả ca từ lẫn giai điệu, đặc biệt là

vào buổi đêm khuya. Nó như một bức tranh hoàn hảo vậy.”

“Cô hát được chứ?”
“Một chút thôi, không hay lắm. Có vẻ tôi không thể nắm bắt được

hương vị của nó.”

“Mấy người trong đài phát thanh các cô thật buồn cười. Các cô làm từ

ngữ sống dậy, nhưng lại không thể hát. Thế hương vị của bài hát này là gì
vậy? Ngọt ngào? Gay gắt? Đắng chát?”

“Xin lỗi, nhưng tôi phải xưng hô với bà như thế nào nhỉ?”
“Tất cả các cô vẫn gọi chúng tôi là bà nhặt rác đó thôi, phải vậy không?

Tôi nghĩ đó là cách hay để gọi chúng tôi, thế nên chỉ cần gọi tôi là Người
Đàn Bà Nhặt Rác là được. Cách gọi ấy hợp với tôi.”

“Nghe có vẻ không ổn lắm thì phải?”
“Đừng bận tâm, cô Hân Nhiên ạ. Chỉ cần gọi tôi là Người Đàn Bà Nhặt

Rác A, B hay C gì đó là được. Không sao. Vậy ra cô đang nghe tôi hát. Cô
có muốn gì thêm nữa không?”

“Không, tôi chỉ đi ngang qua trên đường về nhà sau buổi phát thanh

thôi. Khi nghe bà hát bài dân ca Nga đó, tôi chỉ nghĩ có gì đó hơi khác
thường thôi. Xin lỗi, nhưng tôi có thể hỏi làm cách nào bà biết bài hát đó
không?”

“Chồng tôi dạy; ông ấy học ở Nga.”
Người Đàn Bà Nhặt Rác không nói gì thêm, hay mời tôi vào trong cái

lâu đài của bà, nhưng tôi không để tâm, vì bài hát Nga đã cho tôi một chiếc
chìa khóa nhỏ mở cánh cửa dẫn vào ký ức của bà.

Sau cuộc trò chuyện đêm đó, Người Đàn Bà Nhặt Rác không tỏ ra dấu

hiệu thân thiện đặc biệt nào khi thấy tôi nữa. Trong đầu tôi không ngừng
ong ong những câu hỏi: Chồng bà ta từng là du học sinh, vậy làm sao bà ta
lại trôi giạt đến mức trở thành một người nhặt rác? Lời ăn tiếng nói và cử
chỉ của bà ta rất tao nhã - bà ta xuất thân trong một gia đình thế nào? Bà ta
đã được học hành tới đâu? Bà ta có con không? Nếu có, chúng ở đâu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.