(gần Ôsaka). Tiếng kêu Buppan!Buppan! nghe như Phật pháp! Phật pháp!
trong trí tưởng tượng của người dân sở tại.Hai nhà chú thích Nhật Bản
Takada và Inada cho rằng chim này có thể cùng một loại với chim cú
komohazuku (screech owl). Điều nói trên đã được Học hội nghiên cứu về
điểu loại của Nhật Bản xác nhận trong thập niên 1930. Riêng Giáo sư Pháp
René Sieffert nghĩ rằng nó là một loại chim sả rừng (rollier).Tuy nhiên, theo
văn mạch, có lẽ nên hiểu đó là một giống chim thần bí vì ít xuất hiện cho
người ta thấy. Trong bài kệ của Đại sư Kuukai, nó còn được gọi là
Sanbôchô (Tam bảo điểu).
[2] - Đi đường bộ thì gối cỏ (kusamakura), đi đường thủy thì gối mái
chèo (kajimakura).
[3] - Shiranui (shiranu-hi) trong nguyên văn vừa có nghĩa là "không
biết" (shiranu) vừa có nghĩa là lửa (hi) của thuyền chài hay ánh sáng lân
tinh huyền ảo như lửa ma trơi trên mặt biển.
[4] - Đối chiếu sơn (Fuji, Tsukuba) với thủy (biển Tsukushi, nay là
Kyuushuu).
[5] - Phần nhập đề ở đây có nhiều từ hoa liên kết với thơ waka theo qui
ước trong một thể văn đặc biệt Nhật Bản gọi là "văn tả cảnh đi đường"
(michiyukibun). Đoạn này có tính cách khuôn sáo, nhằm ca tụng cảnh thái
bình thịnh trị dưới thời chính quyền Tokugawa.
[6] - Hayashi âm Hán là Bái Chí. Trong ngữ cảnh ở đây, có ý nói: "kính
trọng cái chí lớn của Đại sư Không Hải".
[7] - Nijô, đường số hai. Thành phố Kyôto vốn sắp xếp vuông vức như
bàn cờ với 9 con đường lớn.
[8] - Trong nguyên văn, nếu tinh ý sẽ thấy trong đoạn này có cách chơi
chữ số của tác giả từ 1(tháng giêng), 3 (tháng ba) đến 7 (một tuần). Nijô là
2, Yoshino là 4 vv...