HẸN MÙA HOA CÚC - Trang 30

[9] - Tên một ngôi làng ở Yoshino (Nara).

[10] - Âm tiếng Phạn, có nghĩa là "châu ngọc quí báu".Mani là một ngọn

núi trong rặng Kôyasan (Cao Dã sơn)

[11] - Ý nói ngôi miếu thờ hương linh của Hoằng pháp đại sư Không

Hải.

[12] - Núi Kôyasan thời xưa vẫn được xem như là một nơi tối linh

thiêng. Có chữ "thất lý kết giới" nghĩa là nơi không cho ma vương bước
vào. Trên thực tế cấm đàn bà, còn đàn ông nếu là người trần tục cũng không
được lên. Đến đời Edo mới có phong trào quần chúng đi hành hương ở
Kôyasan. Theo thông tin thời đó, từ núi xuống chỗ trọ gần nhất cũng phải
đến 3 ri (12km).

[13] - Hoằng Pháp đại sư Không Hải (Kôbô daishi Kuukai, 774-835),

người vùng Sanuki trên đảo Shikoku, là một cao tăng phái Shingon (Chân
Ngôn) sống vào đầu đời Heian. Ông từng du học bên nhà Đường, sau về
nước mở chùa ở Núi Kôya (Cao Dã sơn). Rất được trọng vọng vì đạo đức
cao vời và đa năng đa tài (thư pháp, ngữ học, văn chương thi phú), cuộc đời
đầy dật sự, huyền thoại. Nhờ ông, Chân Ngôn Mật Tông đã xác định vị trí
như quốc giáo của Nhật Bản thời đó.

[14] - Nguyên văn là tsuuya (thông dạ), tập tục cầu kinh suốt đêm bên

cạnh người chết vẫn còn được giữ khi có đám tang ở Nhật.

[15] - Ở bái điện, nơi khách thập phương vái chào trước khi vào chính

điện, sâu bên trong. Ngày xưa thường có đặt những ngọn đèn không bao giờ
để cho tắt.

[16] - Theo cách tính đời này thì khoảng 5,4km2.

[17] - Kinh đà la ni có nghĩa là niệm thần chú theo phái Shingon (Chân

ngôn).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.