HIỆU HẠNH PHÚC CÁC BÀ - Trang 10

Bốn cuốn Phúc âm mà Jaurès [4] đã đón chào. Cụ thể trong truyện Hiệu
Hạnh phúc các bà, đó là tư tưởng của Mouret, giám đốc Hiệu Hạnh phúc
các bà, thắng tư tưởng bạn anh ta là Vallagnosc, mà tư tưởng của Mouret
một phần lại do cô gái Denise, nhân viên bán hàng bình thường mách bảo,
được cô khuyến khích và củng cố.

Tựu trung, tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà gồm hai câu chuyện lồng

vào nhau, dựa vào nhau và tiến triển song song: đó là một chuyện buôn bán
và một chuyện tình yêu. Về câu chuyện buôn bán, Émile Zola viết: “Ý kiến
đầu tiên của tôi là về một cửa hàng lớn thu hút, đè bẹp toàn bộ nền buôn
bán nhỏ của khu phố (...) Tôi sẽ không khóc chúng (những cửa hiệu nhỏ),
mà trái lại, là vì tôi muốn chỉ rõ sự thắng thế của hoạt động hiện đại; chúng
không còn hợp thời nữa, mặc xác!”. Và quả thật, với ngọn bút hình ảnh sắc
cạnh, như trong một bài bút chiến, nhà văn đã vẽ lên sự suy sụp thảm hại
của nền thương nghiệp nhỏ trước bước phát triển mãnh liệt, không gì cưỡng
lại được, như một quy luật khe khắt tất yếu, của nền đại thương nghiệp tư
bản chủ nghĩa, ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản bước tới đỉnh cao của nó, chủ
nghĩa đế quốc. Về mặt này, tiểu thuyết Hiệu Hạnh phúc các bà có thể xem
như một tư liệu lịch sử sinh động.

Nhưng không phải chỉ có thế, câu chuyện không chỉ mang tính chất kinh

tế đơn thuần, mà cái chỗ sinh động của nó lại là ở mặt xã hội - tâm lý. Phải
nói rằng Émile Zola đã thành công trong việc khắc họa tâm lý của cả một
tầng lớp buôn bán nhỏ, với bao nhiêu trăn trở, quằn quại của nó, trên bước
đường bị sự cạnh tranh của buôn bán lớn đưa tới chỗ hấp hối và giãy chết.
Một mặt khác, Émile Zola cũng vẽ lên chỗ rõ nét cuộc sống của một lớp
người làm thuê, những thư ký hiệu buôn, những nhân viên phục vụ cửa
hàng, với số phận bấp bênh, luôn luôn nơm nớp bị ném ra vỉa hè, do sự
quyết định độc đoán, tùy tiện của mấy kẻ trong ban giám đốc. Không phải
không có bóng dáng cuộc đấu tranh của những người làm thuê đó, ở thời
đại mà phong trào công nhân đã bắt đầu dấy lên sau khi chi nhánh Quốc tế
lao động I được thiết lập ở nước Pháp (1866). Tuy nhiên, khác hẳn với cuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.