kiên cường trong vận dụng những lý thuyết sinh vật học đã nói ở trên để
mô tả xã hội và con người.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì Émile Zola đã không thể trở thành nhà văn
lớn. Nếu những nguyên lý tự nhiên chủ nghĩa đã câu thúc những đồ đệ
trung thành của trường phái và dẫn tới những tác phẩm đồi bại, bệnh hoạn,
như của một Huysmans thì Émile Zola, người thủ lĩnh trường phái ấy lại
không bị bó tay vì những nguyên lý của chính mình nêu lên để vươn tới
gần một chủ nghĩa hiện thực sâu sắc. Ví như nguyên lý khách quan chủ
nghĩa và phi - chính trị của chủ nghĩa tự nhiên, phải đâu trong tiểu thuyết
của Émile Zola đã không vang lên mối phẫn nộ mãnh liệt đối với những bất
công xã hội, nhất là khi mà bản thân Zola lại tham gia hoạt động chính trị
tích cực, như trong vụ án Dreyfus, hay trong thái độ của ông bênh vực
những chiến sĩ Công xã Paris đàn áp. Émile Zola cũng không hoàn toàn chỉ
nhìn thấy tác động của sinh lý, của di truyền, bởi trong tiểu thuyết của ông
vẫn ló ra những nguyên nhân xã hội tạo nên sự nghèo khổ hay sự sa đọa
của con người dưới chế độ tư bản chủ nghĩa. Sự thật, Émile Zola không
phải là người bi quan, ông không hẳn mất lý tưởng xã hội cũng như viễn
ảnh xã hội. Ví như khi còn thai nghén bộ tiểu thuyết Rougon Macquart, lúc
mà nền Đế chính thứ hai đang ở thời kỳ cường thịnh, nhà văn đã nhận ra sự
suy sụp tất yếu của nó, và chính bộ tiểu thuyết của ông đã thể hiện một
phần quy luật xã hội dẫn tới sự sụp đổ đó. Cố nhiên, lý tưởng xã hội của
Zola bị hạn chế trong chủ nghĩa xã hội không tưởng của Charles Fourier,
nhưng điều đặc biệt đáng chú ý là ông hoàn toàn đứng về phía những kẻ bị
áp bức, các tầng lớp nhân dân lao động. Chính vì thế, cộng với tinh thần
khách quan khoa học, ông đã đề cập tới phong trào đấu tranh của nhân dân
lao động như thợ thủ công (Quán rượu) hay công nhân mỏ (Germinal)...
Điều đặc sắc là trong Germinal, lần đầu tiên văn học Pháp vẽ lên được một
bức tranh đồ sộ về cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống bọn chủ tư
bản, ở trong đó, cũng lần đầu tiên xuất hiện nhân vật tích cực, người anh
hùng của thời đại mới là một công nhân, Echiên Lăngchiê, trở thành cán bộ
công đoàn, đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân. Và, mặc dầu