HIỆU HẠNH PHÚC CÁC BÀ - Trang 7

từ Gustave Flaubert, và với Émile Zola, nó chuyển mình thành chủ nghía tự
nhiên. Vì vậy những đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên là:

1. Thái độ khách quan chủ nghĩa, phi chính trị đối với thế giới, mượn cớ

tôn trọng chân lý khoa học.

2. Giải thích những sự kiện xã hội theo quan điểm sinh vật học và đi tới

một thứ chủ nghĩa định mệnh sinh lý.

3. Rời bỏ hình ảnh điển hình của thực tại để đi tới một thứ chụp ảnh

những hiện tượng cá biệt.

Tựu trung, có thể xem chủ nghĩa tự nhiên như một biến tướng của chủ

nghĩa hiện thực, khi nhà văn mất lý tưởng xã hội và không còn nhìn thấy
viễn ảnh xã hội, do đó mất khả năng khái quát hóa, bị chìm ngập vào chi
tiết, sự kiện vụn vặt chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng. Và chủ
nghĩa tự nhiên sẽ áp dụng đơn thuần những quy luật tiến hóa của thế giới
động vật vào xã hội con người, cuộc đấu tranh để sinh tồn được xem như
quy luật vĩnh cửu của cuộc sống. Trên thực tế, đó chính là sự chứng nhận
lối sống của xã hội tư sản được nêu lên thành nguyên lý tuyệt đối.

Đúng là Émile Zola, với những tác phẩm lý luận của ông đã kể ở trên, là

nhà lý thuyết không chối cãi được của chủ nghĩa tự nhiên. Nhưng, về mặt
sáng tác nghệ thuật, thông qua những tiểu thuyết của ông, thì vấn đề không
đơn giản. Đã đành, trong nhiều cuốn tiểu thuyết của Émile Zola, dễ dàng
nhận ra những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa; chẳng hạn như sự sùng bái sự
kiện và mối quan tâm trình bày sự kiện một cách khác quan, hay như ảnh
hưởng của những học thuyết về di truyền và đấu tranh sinh tồn khiến nhà
văn có phần mô tả con người như những nạn nhân thụ động thảm hại của
sinh lý, của di truyền, hay của những bản năng sinh vật, đặc biệt là bản
năng sinh dục. Và, không phải nhiều khi người đọc không cảm thấy bực bội
vì sự ám ảnh của những chi tiết tự nhiên chủ nghĩa loại đó, đi đôi với sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.